Hiểu thế nào mới đúng?

TP - Tới đây thông tin về Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 160 (hướng dẫn thi hành pháp lệnh ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước) được đưa ra, trong đó có sửa đổi một số điều bổ sung.

> Cấm cho, tặng ngoại tệ góp phần hạn chế tình trạng 'đô la hóa'
> Đề xuất chỉ người Việt được gửi tiết kiệm ngoại tệ

Theo đó, cá nhân có ngoại tệ (tiền mặt) được quyền cất giữ, mang theo người, hoặc bán cho tổ chức tín dụng, nhưng không được phép cho, tặng, biếu. Ngoài ra, có một số thông tin gây hiểu lầm cho rằng dự thảo đề cập việc kiều bào khi gửi ngoại tệ về Việt Nam bắt buộc phải chuyển sang tiền đồng; hay Việt kiều về thăm nhà không được phép cho người thân ngoại tệ…

Thực tế theo TS Trương Văn Phước-Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, quyền tài sản của công dân vẫn được tôn trọng. Người dân có quyền giữ ngoại tệ bình thường như một loại tài sản. Tuy nhiên, trên lãnh thổ Việt Nam việc biếu, tặng, cho bằng ngoại tệ nên thực hiện bằng đồng Việt Nam để đảm bảo chủ quyền của đồng bản tệ.

Việc sở hữu ngoại tệ của người cư trú Việt Nam thông qua việc tiếp nhận kiều hối không có bất cứ rào cản hay khó khăn nào. Với kiều hối có thể cho, biếu, tặng gửi bằng bất cứ đồng ngoại tệ nào và người được tặng sẽ nhận về chính đồng ngoại tệ đó.

“Dự thảo này quy định người nước ngoài không được gửi tiền tiết kiệm bằng tiền đồng (VND). Bởi chênh lệch lãi suất ngoại tệ và VND rất lớn. Và chúng ta không khuyến khích việc này. Tuy nhiên trong trường hợp nếu 1 người có 2 quốc tịch (Việt Nam và 1 quốc gia nào đó) thì hoàn toàn có thể được bán ngoại tệ ra gửi tiết kiệm bằng VND”, ông Phước nói.

Theo Báo giấy