Chương trình quan sát nhật thực diễn ra từ 9-16h hôm nay với nhiều nội dung thú vị như tìm hiểu về hiện tượng nhật thực, xem chiếu hình mô phỏng bầu trời và phim khoa học, quan sát nhật thực bằng kính thiên văn cá nhân và thi phóng tên lửa nước.
Nhật thực một phần bắt đầu tại Hà Nội vào 13h16 phút, đạt cực đại lúc 14:55 với tỷ lệ che phủ tới 71%, kết thúc vào 16:18. Để quan sát nhật thực, các bọn nhỏ dùng kính quan sát chuyên dụng có giá 35.000 đồng.
Bên cạnh việc quan sát trực tiếp bằng mắt thường thông qua kính chuyên dụng, mọi người còn có thể quan sát gián tiếp qua nhiều cách khác nhau. Trong ảnh là nhật thực được quan sát gián tiếp qua kính thiên văn.
Lý giải về việc trời không bị tối đi khi dù Mặt Trời bị Mặt Trăng che khuất một phần, đại diện Trung tâm Vũ trụ Việt Nam cho biết, ánh sáng ở trái đất không bị giảm đi do chúng vẫn được khúc xạ trong khí quyển. Trời sẽ chỉ tối đi nếu xảy ra hiện tượng nhật thực toàn phần.
Tại Việt Nam, tỷ lệ che phủ lớn nhất ở các tỉnh miền Bắc, giảm dần ở các tỉnh miền Trung và miền Nam. Tại một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, việc quan sát rất khó do tỷ lệ che phủ quá thấp.
Tuy nhiên, nhật thực hình khuyên chỉ có thể quan sát ở khu vực Trung Phi, Ả-rập Xê-út, Bắc Ấn và Nam Trung Quốc trước khi kết thúc ở vùng biển Thái Bình Dương. Việt Nam cùng một số khu vực như Đông Phi, Trung Đông và Nam Á có thể quan sát được pha một phần.
Sau lần nhật thực này, phải đến năm 2031, người Hà Nội mới được chiêm ngưỡng sự kiện thiên văn kỳ thú này.