Mở cửa phiên giao dịch sáng ngày 16/7, giá vàng miếng trong nước được Công ty Vàng bạc đá quý Doji niêm yết ở mức 39,10 – 39,50 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Mức giá này giữ nguyên ở chiều mua vào và tăng 100.000 đồng/lượng bán ra so với phiên giao dịch trước đó, ngày 15/7.
Công ty Phú Quý niêm yết vàng miếng ở mức SJC 39,05 – 39,35 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Mức giá này tăng 50.000 đồng/lượng ở cả 2 chiều mua vào và bán ra so với phiên giao dịch trước đó.
Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết vàng SJC ở mức 39,05– 39,25 triệu đồng/lượng. Mức giá này tăng 50.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và tăng 100.000 đồng/lượng bán ra so với phiên giao dịch hôm qua, ngày 15/7.
Sáng 16/7, giá vàng thế giới ở mức 1412,7 – 1413,4 USD/ounce, tăng 1 USD/uonce so với phiên giao dịch trước đó, ngày 15/7.
Trên thị trường tiền tệ, tỷ giá USD trung tâm ngày 16/7 được Ngân hàng nhà nước niêm yết ở mức 23.062VND, giảm 1 đồng so với phiên giao dịch trước đó.
Tại các ngân hàng thương mại, giá giao dịch USD đứng yên so với các phiên giao dịch trước đó. Cụ thể, ngân hàng Tiên Phong niêm yết giá USD ở mức 23.134 – 23.258 đồng, giữ nguyên so với phiên giao dịch trước đó, ngày 15/7.
Giá USD tại ngân hàng Vietcombank (hội sở chính) được niêm yết với mức 23.140 – 23.260 đồng/USD, giữ nguyên giá ở cả hai chiều mua vào và bán so với phiên giao dịch trước đó, ngày 15/7.
Với đồng nhân dân tệ (NDT), sáng ngày 16/7, USD so với CNY ở mức 6,8723; giảm 0,07% so với phiên giao dịch cuối giờ chiều ngày 15/7.
Theo đánh giá của Viện quản lý kinh tế trung ương, kể từ đầu năm đến nay đồng USD lên giá đáng kể so với đồng NDT, đặc biệt là trong tháng 6. Tỷ giá NDT/USD có những thời điểm vượt qua mức 6,92, thấp nhất kể từ tháng 11 năm ngoái, giảm giá 2,94% kể từ đầu tháng 5. Lo ngại về tác động bất lợi của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đối với thị trường tiền tệ quốc tế gia tăng. Chỉ số USD Index có xu hướng giảm trong tháng 6, đặc biệt sau tín hiệu về khả năng điều chỉnh lãi suất của FED