Mưa lớn kết hợp với nước biển dâng nên nguy cơ cao sẽ xảy ra ngập úng diện rộng, sạt lở bờ sông, bờ biển ở khu vực Nam Bộ. Đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu.
Càng dịch chuyển sâu hơn về phía đất liền, cường độ càng suy yếu. Lúc nay, bão đang nằm trên vùng bờ biển phía Tây của Nam Bộ, cường độ đạt khoảng cấp 9, giật cấp 12. Dự báo,trong ngày và đêm hôm nay, bão sẽ di chuyển hơn về phía Tây và tiếp tục suy yếu hơn nữa. Đến 16 giờ chiều nay, tâm bão sẽ nằm trên khu vực vùng biển Cà Mau-Kiên Giang. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão giảm xuống mức cấp 8, giật cấp 11.
Trong 12 đến 24 giờ tiếp theo, bão tiếp tục di chuyển theo hướng Tây với tốc độ khoảng 20km/h và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Đến 04 giờ sáng mai, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới sẽ nằm cách Thổ Chu khoảng 280km về phía Tây. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6, giật cấp 8, sóng biển vẫn dâng cao từ 3 – 5m nên vẫn rất nguy hiểm.
Trở lại với đất liền, trong ngày hôm nay, hoàn lưu bão số 16 tiếp tục gây mưa cho các tỉnh Nam Bộ và phía nam của Tây Nguyên với cường độ đạt cấp mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to. Mưa lớn kết hợp với nước biển dâng nên nguy cơ cao sẽ xảy ra ngập úng diện rộng, sạt lở bờ sông, bờ biển ở khu vực Nam Bộ. Đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu.
Theo nhận định của các chuyên gia, về tối và đêm, vùng mưa sẽ còn mở rộng hơn lên tới cả khu vực Trung và Nam Trung Bộ, khiến cho mực nước trên các sông từ Quảng Nam đến Bình Thuận và thượng lưu sông Đồng Nai sẽ lên, hầu hết đạt mức BĐ1-BĐ2; riêng trên các sông suối nhỏ lên mức BĐ3. Nguy cơ xảy ra ngập lụt cục bộ ở vùng trũng thấp, khu đô thị các tỉnh từ Quảng Nam đến Bình Thuận, đặc biệt các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Khánh Hòa. Vì vậy, người dân các khu vực này cũng cần hết sức lưu ý.