Như vậy sẽ làm cho khả năng phát hiện bệnh thấp hơn so với những người không dùng các loại thuốc trên.
Giả thuyết này cho thấy, sử dụng thuốc aspirin sẽ ngăn cản việc chẩn đoán ung thư tiền liệt tuyết ở giai đoạn đầu, làm giảm lượng PSA (kháng nguyên biệt của tuyến tiền liệt) xuống dưới mức có thể chuẩn đoán được nguy cơ bệnh. Đó là nhận định của GS Jay H. Fowke từ ĐH Vanderbilt (Nashville, Mỹ) trong nghiên cứu của ông.
Một thí nghiệm kiểm tra mức PSA trong máu thường được coi như phương pháp hữu hiệu để chẩn đoán ung thư tiền liệt tuyến từ rất sớm. Mức bình thường là từ 0 - 2,5 nanogram/ml ở đàn ông 40 tuổi, từ 0 - 3,5 nanogram/ml ở đàn ông 50 tuổi, từ 0 - 4,5 ở người 60 tuổi và 0 - 6,5 ở người trên 70 tuổi. Mức PSA trong máu càng cao thì nguy cơ ung thư càng cao.
GS Fowke và các đồng nghiệp đã thu thập dữ liệu từ hơn 1.200 nam giới ngoài 40 tuổi được chẩn đoán là mắc ung thư tiền liệt tuyến. Kết quả là gần 46% trong số này cho biết cho sử dụng các loại thuốc giảm đau, chống viêm, hạ sốt, chủ yếu là aspirin.
Nhóm nghiên cứu đi đến kết luận, sử dụng thuốc aspirin làm giảm lượng PSA trong máu. Lượng PSA ở người sử dụng thuốc thấp hơn 9% so với ở người không hề hoặc rất ít dùng thuốc. Lượng PSA giảm làm giảm khả năng phát hiện bệnh và gây khó khăn rất nhiều trong quá trình điều trị sau này, thậm chí có nhiều trường hợp phát hiện bệnh khi đã ở giai đoạn cuối, vô phương cứu chữa.
Nghiên cứu này khuyến cáo nam giới không nên lạm dụng thuốc aspirin, khi nó có liên hệ mật thiết đến PSA trong tuyến tiền liệt và khả năng phát hiện ung thư tiền liệt tuyến ở độ tuổi trung niên.
thanhoaPhan
Theo Reuters health
www.vietlinkmedia.com.vn