8 'sát thủ' sau bữa ăn

TPO - Có những thói quen, hành động mà chúng ta vẫn thường làm sau mỗi bữa ăn hóa ra lại không hề tốt cho sức khỏe.

Rất nhiều người có  thói quen ăn trái cây tráng miệng ngay sau mỗi bữa ăn -đó là một thói quen thiếu khoa học, có hại cho sức khỏe.

Sau mỗi bữa ăn, thực phẩm trong dạ dày phải mất từ 1 đến 2 giờ  mới có thể tiêu hóa hết.

Nếu ăn trái cây ngay sau bữa ăn, trái cây sẽ bị cản trở bởi các thức ăn trước đó không thể được tiêu hóa một cách bình thường. Do đó, cơ thể sẽ không hấp thụ tối đa chất dinh dưỡng và muối khoáng do cả thức ăn và trái cây cung cấp. Lâu dần sẽ gây ra các chứng bệnh như: trướng bụng, tiêu chảy, táo bón.

2. Trà  đặc

Uống trà (đặc biệt trà đặc) ngay sau bữa ăn sẽ làm loãng dịch dạ dày, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn.

Ngoài ra, lá trà  chứa nhiều axit C76H52O46( CHO). Ngay sau bữa ăn uống trà sẽ làm cho dạ dày không thể mau chóng tiết dịch để tiêu hóa các thức ăn giàu protein.

Hơn thế nữa, protein trong thực phẩm sẽ phản ứng với axit CHO trong lá trà tạo thành chất kết tủa, làm giảm chất lượng dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể và ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ protein của cơ thể.

CHO trong lá trà  còn cản trở khả năng hấp thụ nguyên tố  sắt, nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến thiếu sắt, thiếu máu nghiêm trọng cho cơ thể, gây chóng mặt, buồn nôn, tê dại chân tay.

Nên uống trà sau bữa  ăn 2 giờ để đảm bảo hiệu quả dinh dưỡng cao nhất.

3. Thuốc lá

Hút thuốc lá ngay sau bữa ăn hại hơn bình thường gấp 11 lần. Nguyên nhân là do lượng thức ăn sau khi được đưa vào cơ thể, “cỗ máy” tiêu hóa bắt đầu hoạt động, do đó vòng tuần hoàn máu được đẩy nhanh dẫn đến số lượng lớn thành phần hóa học có hại trong thuốc lá được hấp thụ gây hại cho gan, não và hệ tim mạch.

4. Tắm gội

Tắm gội ngay sau bữa  ăn làm cho lưu lượng máu trên bề mặt da tăng đột ngột, lưu lượng máu cung cấp cho hoạt động đường ruột thì lại giảm đáng kể. Từ đó làm suy yếu chức năng tiêu hóa của đường ruột, ảnh hưởng xấu đến chất lượng chất dinh dưỡng được hấp thụ vào cơ thể.

5. Nới lỏng dây lưng

Rất nhiều người sau khi đã “nạp quá tải” lượng thức  ăn vào cơ thể luôn cảm thấy trướng bụng và  lập tức nới lỏng dây lưng. Làm như vậy tuy có vẻ dễ chịu hơn nhưng lại làm giảm nội áp phía bụng dưới, gây co thắt đột ngột dạ dày, lâu dần dẫn đến đau dạ dày, phần bụng dưới chảy sệ mất mỹ quan.

6. Đi bộ

Đi bộ ngay sau bữa ăn gây tức bụng, thậm chí đau bụng mạnh. Nguyên nhân là do hệ tiêu hóa phải hoạt động hết công suất để nhanh chóng tiêu hóa thức ăn.

Hơn thế nữa, quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng trong thức ăn cũng bị cản trở đáng kể. Đặc biệt là người già, chức năng hoạt động của hệ tim mạch suy yếu, các huyết quản không còn linh hoạt, nếu đi bộ ngay sau bữa ăn sẽ xuất hiện hàng loạt những triệu chứng có hại: tăng hoặc hạ huyết áp, tức bụng, tức ngực…, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Nếu bạn muốn giảm cân bằng phương pháp đi bộ, nên nhớ rằng, cách bữa  ăn từ 1 giờ đến 2 giờ là thời điểm thích hợp nhất.

7. Hát karaoke

Do dạ dày hoạt  động tích cực trong bữa ăn, nên thành dạ dày bị căng ra và mỏng hơn so với bình thường, lưu lượng máu trên bề mặt thành dạ dày cũng tăng nhanh. Lúc này, nếu bạn hát càng gây “quá tải” cho thành dạ dày, đồng thời làm tăng áp lực cho phần bụng dưới, nhẹ thì ảnh hưởng đơn thuần đến quá trình tiêu hóa, nặng sẽ gây ra một vài chứng bệnh liên quan đến hệ thống tiêu hóa như: viêm loét dạ dày, ruột kết…

8. Lái xe

Lái bất kỳ loại xe nào trong trạng thái no bụng là điều cấm kị, bvừa hại sức khỏe vừa tăng nguy cơ tai nạn. Bởi ngay sau bữa ăn, dạ dày đòi hỏi lượng máu cần thiết để tiêu hóa thức ăn, làm cho lượng máu lẽ ra dùng để điều khiển bộ não thì nay đã bị “ phân tán” gây mất tập trung khi lái xe.

Phạm Hằng
Theo Tân Hoa Xã