10 con số bạn chưa từng biết về Giải đua xe Công thức 1

Với 1,92 giây, có thể bạn chỉ kịp cho một cái gật đầu. Thế nhưng, với F1, ,đây thời gian thay 4 lốp, một kỷ lục được lập bởi nhóm hỗ trợ Pit Stop của đội đua Williams (Anh) tại chặng đua ở Baku, Azerbaijan năm 2016 Hãy cùng khám phá thêm về những con số không thể nào tin nổi góp phần những khám phá kì lạ tạo tạo nên sức hấp dẫn khó cưỡngsự mê hoặc của môn thể thao tốc độ

1. 2,5 giây: Thời gian để một chiếc xe đua Công thức 1 tăng tốc từ vận tốc từ 0 lên 100 km/h.  Bất kỳ chiếc xe F1 hiện tại nào cũng có thể tăng tốc từ 0 lên 100 km trong 2,5 giây và đạt 160 km/ h tốc độ trong một giây.

 
 

2. 4 giây: Thời gian để chiếc F1 đạt vận tốc 160km/h. Từ vận tốc này, những chiếc xe F1 tạo ra một lượng khí động học cao tới mức có thể lái xe ngược trên vòm cong của đường hầm trong tư thế lộn ngược.

3. 2 giờ: Là tuổi thọ của động cơ F1, tương ứng với 1 vòng đua, thay vì 20 năm như ở ô tô dân dụng.

4. 0,5 kg: Trọng lượng bị hao mòn của mỗi chiếc lốp sau chặng đua. Lốp xe đua chỉ đi được trung bình khoảng 100 km (bền nhất là lốp của hãng Pirelli, đi được 120 km), trong khi lốp xe dân dụng có tuổi thọ từ 60.000 – 100.000 km.

5. 4 kg: Cân nặng trung bình mỗi tay đua bị giảm sau một cuộc đua do tác dụng của các lực ép và do mất nước. Để bổ sung nước, các tay đua uống qua một đường ống nối thẳng tới buồng lái. Đây có thể là ước mơ của rất nhiều chị em về mức độ giảm cân siêu tốc này!

4.000: Số lần sang số tối đa mà tay đua F1 thực hiện tại một chặng Grand Prix. Tùy vào đặc điểm của đường đua mà số lần sang số này thay đổi từ 2.000 – 4.000 lần.

 
 
1 triệu USD: Giá trị dữ liệu của mỗi chiếc xe F1 sau mỗi cuộc đua. 

Để có nguồn dữ liệu này, cứ mỗi giây, hệ thống cảm biến phải ghi nhận tới 1000 hoạt động của xe và chuyển thông tin về máy chủ qua 250 kênh khác nhau.

6,8 triệu USD: Là giá trị trung bình của một chiếc F1 và mới chỉ là giá của các thành phần cơ bản nhất. Chiếc ô tô Công thức 1 được tạo ra từ khoảng 80.000 linh kiện đắt tiền và 150.000 giờ lao động của các kĩ sư.

800 độ C: Nhiệt độ mà mũ bảo hiểm dành cho tay đua F1 – loại mũ bảo hiểm bền nhất thế giới – có thể chịu được trong thời gian 45 giây.

1.200 độ C: Nhiệt độ thường xuyên của đĩa phanh xe F1 khi đang thi đấu. Nhiệt độ này tương đương với nhiệt độ dung nham nóng chảy. Chính vì thế, đĩa phanh của F1 được làm từ một loại sợi carbon đặc biệt để đảm bảo cho nó không bị phá hủy bởi sức nóng khủng khiếp này.

Được chứng kiện tận mắt cuộc đua đẳng cấp hàng đầu thế giới này là cơ hội vô cùng quý báu với những trải nghiệm chắn chắn không ai có thể quên được. Và người Việt Nam đang mong chờ được chứng kiến những khoảnh khắc tuyệt với đó sẽ diễn ra ngay trên Thủ đô.