Thăm Trung tâm di sản của bộ lạc da đỏ lớn nhất nước Mỹ

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Địa điểm khám phá văn hóa bản địa ấn tượng bậc nhất ở nước Mỹ là những ngôi làng của cộng đồng người da đỏ Cherokee, Chickasaw, Trung tâm Di sản Cherokee… thuộc tiểu bang Oklahoma.

Trung tâm Di sản Cherokee tọa lạc tại vùng đồi thuộc dãy núi Ozark (Oklahoma) rộng tới 18ha, nơi bảo tồn văn hóa và hiện vật của các bộ lạc Cherokee, Chickasaw.

Thăm Trung tâm di sản của bộ lạc da đỏ lớn nhất nước Mỹ ảnh 1

Một góc ngôi làng của người Cherokee

Dạo bộ đến Diligwa, chúng tôi chứng kiến triển lãm lịch sử vô cùng sống động tái tạo hình ảnh một ngôi làng của người Cherokee của những năm 1710. Tại đây, ngoài việc trải nghiệm các cuộc biểu tình, nghe kể chuyện, khách tham quan còn được tìm hiểu cuộc sống hàng ngày của người dân bản địa vào đầu thế kỷ 18.

Thăm Trung tâm di sản của bộ lạc da đỏ lớn nhất nước Mỹ ảnh 2

Du khách xem người Cherokee biểu diễn các điệu nhảy truyền thống

Adams Corner, trung tâm đại diện của một làng Cherokee nông thôn cuối thế kỷ 19 cùng Trail of Tears (Cuộc hành trình nước mắt) cũng là điểm đến ấn tượng. Nơi ấy gợi nhớ về hành trình di dân thống khổ của 17.000 người da đỏ Bắc Mỹ.

Vào những năm 1838 và 1839, họ bị buộc phải di chuyển từ vùng đất của tổ tiên ở phía đông sông Mississippi sang những vùng đất chưa khai phá ở phía Tây con sông (thuộc một phần ở Tây Arkansas và Oklahoma ngày nay). Hàng ngàn người đã bỏ mạng trong suốt chặng đường dài khoảng 800 miles (gần 1.300km) mà đa phần là đi bộ băng rừng, leo núi, vượt sông dưới thời thiết khắc nghiệt của mùa đông.

Cherokee hiện có khoảng 317.000 người, là bộ lạc lớn nhất trong số 574 bộ lạc da đỏ trên lãnh thổ Hoa Kỳ. Đa số người Cherokee sinh sống ở Oklahoma.

Trước kia, các bộ tộc Cherokee và Chickasaw vốn rất thiện chiến với vũ khí là giáo, cung tên, phi tiêu... Trai tráng của các bộ tộc này săn bắn rất giỏi. Họ săn bò rừng Bison, gấu, trâu rừng, hươu nai… để lấy thịt làm thức ăn; còn lông và da được dùng để đổi lấy vũ khí, hạt giống, dụng cụ kim loại, quần áo… của các bộ lạc khác và thương nhân Anh, Pháp.

Người da đỏ còn nghiền nát vỏ quả óc chó xanh và rễ của một số loại cây rừng rồi đổ hợp chất này xuống nước để cá bị say, nổi lên mặt nước. Loại cá này được dùng làm thức ăn mà không sợ bị ngộ độc.

Thăm Trung tâm di sản của bộ lạc da đỏ lớn nhất nước Mỹ ảnh 3

Trang phục của người da đỏ

Thăm Trung tâm di sản của bộ lạc da đỏ lớn nhất nước Mỹ ảnh 4

Trai tráng gắn liền với cung tên

Thăm Trung tâm di sản của bộ lạc da đỏ lớn nhất nước Mỹ ảnh 5

Da và lông thú là mặt hàng được ưa chuộng để trao đổi với người ngoài bộ lạc

Thăm Trung tâm di sản của bộ lạc da đỏ lớn nhất nước Mỹ ảnh 6

Điệu múa truyền thống của người da đỏ

Trung tâm Di sản thường tổ chức những buổi trình diễn nghệ thuật và mở lớp dạy kỹ năng truyền bá văn hóa, nghề truyền thống như làm cung tên, đồ gốm, đính cườm… nhằm kết nối thực tại với di sản.

Vũ điệu được biểu diễn và truyền dạy nhiều nhất là Stom, điệu nhảy truyền thống của các bộ lạc nguyên thủy được duy trì đến tận ngày nay. Điệu Ittinkana Hilha là lời chào hòa bình giữa hai thị tộc hoặc bộ lạc. Răng Ga được sử dụng để chào những người tham gia lễ hội “Ngô xanh”.

Thăm Trung tâm di sản của bộ lạc da đỏ lớn nhất nước Mỹ ảnh 7

Ngô là nông sản chủ lực

Nhiều bộ tộc da đỏ theo chế độ mẫu hệ. Phụ nữ trồng cây, dệt vải, chăm sóc con cái… Một số người còn ra chiến trường làm lính gác, ca hát cổ vũ tinh thần các chiến binh. Họ đã tìm ra loại ngô mới với tên gọi là ngô đá lửa đông, tạo nên những vụ mùa lớn. Ngô được nhiều bộ tộc tôn vinh trong các nghi lễ, đặc biệt là lễ “Ngô xanh”.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Chuyện cưới dịp Quốc khánh ở Trung Quốc

Chuyện cưới dịp Quốc khánh ở Trung Quốc

TP - “8 ngày nghỉ lễ, 7 bữa tiệc cưới” đã trở thành chủ đề thảo luận nóng trên mạng xã hội Weibo. Nhân vật chính của cụm từ nóng này là một cô gái gen Z mới bắt đầu đi làm, “7 bữa tiệc” tức là tốn rất nhiều tiền mừng, vì vậy cô đã kêu ca, than phiền, gây nên bàn tán.
Đại sứ Mỹ: Trong thập kỷ tới, giao lưu nhân dân giữa Việt Nam - Hoa Kỳ sẽ mạnh mẽ hơn nữa

Đại sứ Mỹ: Trong thập kỷ tới, giao lưu nhân dân giữa Việt Nam - Hoa Kỳ sẽ mạnh mẽ hơn nữa

TPO - Tối 21/9, tại cuộc gặp gỡ báo chí trong lễ hội tiệc nướng mỹ vị Hoa Kỳ tại Hà Nội do Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ và Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội phối hợp tổ chức, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc Knapper cho biết: “Chúng tôi tự hào có thể mang tới các sản phẩm của nông dân Hoa Kỳ, ngư dân Hoa Kỳ tới Việt Nam. Tất nhiên, tôi cũng hy vọng các sản phẩm của Việt Nam ngày càng phổ biến ở Hoa Kỳ”.
Ngày hội Văn hóa và Quảng bá sản phẩm lần thứ nhất tại Đài Loan (Trung Quốc)

Ngày hội Văn hóa và Quảng bá sản phẩm lần thứ nhất tại Đài Loan (Trung Quốc)

TPO - Ngày 26/8, tại Đài Loan (Trung Quốc) đã diễn ra Ngày hội Văn hoá và Quảng bá sản phẩm lần thứ nhất. Sự kiện do Hiệp hội Doanh nghiệp Việt - Đài phối hợp với Văn phòng Văn hoá Kinh tế Việt Nam tại Đài Bắc, các doanh nghiệp Việt Nam đang làm ăn, kinh doanh tại Đài Loan (Trung Quốc) và các cơ quan liên quan tại Đài Loan (Trung Quốc) phối hợp tổ chức.
Khi du lịch phát triển quá mức

Khi du lịch phát triển quá mức

TP - Du lịch phát triển quá mạnh mẽ cũng có thể trở thành một vấn đề – và các thành phố lịch sử đang bắt đầu đứng lên chống trả. Nhưng liệu những người dân địa phương có thể ngăn chặn làn sóng du khách đông đúc, ồn ào không?