Đem di sản hát Xoan xuống Văn Miếu quảng bá tới khách quốc tế

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Cả trăm đại biểu quốc tế tề tựu tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám ngày 22/11 đã có những trải nghiệm thú vị với di sản phi vật thể đại diện nhân loại hát Xoan (Phú Thọ).

Không gian Hồ Văn tại di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám trở thành nơi tổ chức Tiệc trà di sản - Hương vị đất Tổ. Đây là sự kiện trong khuôn khổ của Hội nghị Chữ thập đỏ, trăng lưỡi liềm đỏ khu vực Châu Á - Thái Bình Dương lần thứ XI được tổ chức tại Hà Nội. Chương trình “Sức mạnh nhân đạo” năm 2023 diễn ra tối 22/11, do UBND tỉnh Phú Thọ phối hợp với T.Ư Hội Chữ thập đỏ Việt Nam thực hiện.

Đại diện UBND tỉnh Phú Thọ cho biết, “Tiệc trà di sản - Hương vị đất Tổ” là hoạt động bên lề, được tổ chức nhằm giới thiệu thêm một nét đẹp văn hóa độc đáo, niềm tự hào của Việt Nam tới bạn bè quốc tế, là dấu ấn đặc biệt trong chuỗi chương trình "Sức mạnh nhân đạo". Đây cũng là sự kiện chào mừng Ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23/11.

Đem di sản hát Xoan xuống Văn Miếu quảng bá tới khách quốc tế ảnh 1

Hàng trăm đại biểu quốc tế tề tựu tại Hồ Văn, Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Không gian Hồ Văn đón tiếp hơn 350 đại biểu quốc tế, các đại sứ quán, cán bộ, tình nguyện viên Chữ thập đỏ tại Hà Nội. Trước khi bước vào chương trình truyền hình trực tiếp, đông đảo đại biểu quốc tế được thưởng thức Tiệc trà di sản với chương trình nghệ thuật chào mừng để hiểu thêm về các giá trị văn hóa, di sản phi vật thể của Việt Nam, đặc biệt là di sản hát Xoan của Phú Thọ.

Phú Thọ là mảnh đất của cội nguồn của dân tộc, nơi mang đầy những vết tích truyền thống văn hóa lâu đời gắn liền chiều dài lịch sử dựng nước, giữ nước, cũng là nơi khơi nguồn cảm xúc cho các loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian, đặc biệt là những câu hát Xoan, hát Ghẹo dân dã nhưng đầy tinh tế. Trình diễn di sản hát Xoan chính là điểm nhấn của Tiệc trà di sản.

Kể từ khi Hát Xoan được UNESCO ghi danh di sản văn hóa phi vật thể, tỉnh Phú Thọ triển khai chương trình hành động, kế hoạch bảo tồn và phát huy di sản với nhiều câu lạc bộ, các lớp học truyền dạy di sản và đặc biệt là đưa hát Xoan vào phục vụ du khách quốc tế.

Đem di sản hát Xoan xuống Văn Miếu quảng bá tới khách quốc tế ảnh 2
Những điệu hát Xoan thu hút khách quốc tế.

Ngay tại Hồ Văn tối 22/11, đoàn nghệ thuật hát Xoan tỉnh Phú Thọ, Hát Xoan Nhi - CLB Hát Xoan của trường tiểu học Tân Dân giới thiệu tới hàng trăm đại biểu các tiết mục trong phần Xoan giao duyên: Bỏ Bộ, Xin huê đố huê, Mó cá.

Không chỉ riêng các đại biểu quốc tế dự sự kiện, nhiều khách quốc tế tới Hà Nội du lịch thấy rộn ràng âm nhạc, lời ca cũng ghé vào Hồ Văn thưởng thức. Một số nữ du khách cầm điện thoại quay video vừa lắc lư theo điệu Xoan đầy thích thú.

Nghệ nhân trong đoàn nghệ thuật cho biết, Phú Thọ quan tâm tới sự nghiệp truyền dạy di sản, trong đó có việc thường xuyên mở các lớp học cho các học viên nhỏ tuổi. Các nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú của ba phường Xoan gốc trực tiếp đảm nhận các lớp truyền dạy. Các nghệ nhân chú trọng truyền dạy các thức trình diễn hát, múa, gõ trống các bài Xoan cổ: Mời rượu, Gài huê, Đóng đám, Thuyền chèo cách, Mó cá.

Đem di sản hát Xoan xuống Văn Miếu quảng bá tới khách quốc tế ảnh 3

Tiệc trà di sản mang dấu ấn văn hóa Phú Thọ.

Nhờ nỗ lực của lãnh đạo tỉnh Phú Thọ, ngày 8/12/2017, tại Hội nghị lần thứ 12, Ủy ban liên Chính phủ về Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO đã chính thức đưa Hát Xoan Phú Thọ ra khỏi tình trạng bảo vệ khẩn cấp và trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Đây là kết quả của chương trình hành động bài bản, chỉn chu trong đó kế hoạch tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng. Từ 7 nghệ nhân, nay Phú Thọ có hơn 66 nghệ nhân có đủ điều kiện truyền dạy. Hát Xoan được phục hồi và có sức sống bền vững trong cộng đồng.

Đem di sản hát Xoan xuống Văn Miếu quảng bá tới khách quốc tế ảnh 4

Không gian trưng bày của Phú Thọ tại Văn Miếu.

Di sản Hát Xoan Phú Thọ là trường hợp đầu tiên và duy nhất trong lịch sử của UNESCO đặc cách chuyển từ giai đoạn bảo vệ khẩn cấp sang ghi danh là di sản phi vật thể đại diện của nhân loại.

Dịp này, UBND tỉnh Phú Thọ cũng giới thiệu không gian trà di sản. Văn hóa trà Việt như một dòng chảy xuyên suốt từ xưa đến nay và thấm đẫm vào cuộc sống, tâm hồn của những con người đất Việt. Khách dự tiệc trà được thưởng thức các món bánh dân gian của Phú Thọ như bánh dầy, bánh sẵn, chè lam... và thưởng trà. Nghệ nhân trình diễn nghệ thuật trà đạo Việt Nam, giới thiệu đặc trưng của trà Long Cốc.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

TPO - Thông tư mới của Bộ GD&ĐT quy định, dạy Tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 nhằm mục tiêu chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, chủ động cho trẻ trong học tập, hình thành kĩ năng học tập cơ bản và năng lực sử dụng Tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp, ứng xử xã hội cho trẻ.
Đan Viện Châu Sơn

Chiều buông Đan viện Châu Sơn

TP - Đã bao năm thênh thang vo vo bánh xe lăn những Quốc lộ số 1, đường Hồ Chí Minh và cao tốc đã khiến tôi bỏ bẵng đi xứ Nho Quan của đất Ninh Bình này. Mà đâu phải xứ lạ? Nho Quan kề ngay địa đầu phía Bắc của xứ Thanh chỉ cách Thành Nhà Hồ Vĩnh Lộc quê tôi vài chục cây số!
Các thành viên của Ethnicity trong một chuyến thực tế về địa phương

Dệt thổ cẩm bằng công nghệ số

TP - Yêu văn hóa dân tộc theo cách riêng, một nhóm bạn trẻ đã nhiệt huyết “dệt” hàng ngàn mẫu hoa văn thổ cẩm của người dân tộc thiểu số bằng công nghệ số. Và từ đây, thổ cẩm Việt đã đi ra thế giới.