Múa rối nước Đào Thục được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Ngày 23/12, tại nhà truyền thống thôn Đào Thục, xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh (Hà Nội) đã diễn ra Lễ đón nhận Quyết định và Giấy chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia - Nghệ thuật trình diễn dân gian Múa rối nước Đào Thục.

Thăng trầm nghệ thuật Múa rối nước

Bà Nguyễn Thị Tám - Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Anh cho biết múa rối nước là một loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian hình thành từ xa xưa gắn liền với nền văn hóa văn minh lúa nước của cộng đồng cư dân nông nghiệp.

Múa rối nước Đào Thục được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia ảnh 1

Bà Nguyễn Thị Tám - Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Anh trình bày báo cáo tóm tắt về lịch sử phường múa rối nước Đào Thục.

Tương truyền, phường múa rối nước Đào Thục được hình thành từ thời Hậu Lê, đến thời Nguyễn phường rối được duy trì, thực hành và phát triển tốt trong cộng đồng. Vào thời kỳ Pháp thuộc, do chiến tranh loạn lạc, đời sống khó khăn, nhiều di tích bị đốt phá nên các quân rối cổ đều bị đốt cháy, việc thực hành múa rối vì thế cũng bị hạn chế.

Bước sang thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, việc thực hành múa rối nước lại một lần nữa bị gián đoạn. Mãi cho đến năm 1968, phường múa rối nước Đào Thục được khôi phục do cụ Đinh Văn Viết làm trưởng phường. Năm 1984, nhân kỷ niệm 30 năm ngày giải phóng Thủ đô 10/10, được sự tài trợ của Hiệp Hội Rối Thế giới - tổ chức thế giới của những người tham gia phát triển nghệ thuật rối, phường rối đã sửa lại nhà thủy đình và làm lại các quân rối phục vụ trình diễn.

Đến nay, để duy trì, bảo tồn và phát huy di sản, các nghệ nhân phường rối nước Đào Thục đã tích cực khai thác thế mạnh của quê hương giàu truyền thống kết hợp với làng nghề làm du lịch văn hóa dân gian.

"Ngày nay, ngoài việc trình diễn trong những dịp lễ tết, hội hè của làng, hằng tuần, hằng tháng, Phường đều có những tour diễn tại địa phương phục vụ du khách trong và ngoài nước; và biểu diễn tại các địa điểm văn hóa như: Trung tâm Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Bảo tàng dân tộc học, Trung tâm bảo tồn di sản văn hóa, Bảo tàng lịch sử quốc gia, …; tham gia giới thiệu, trình diễn cả tại các tỉnh, thành phố trong nước và quốc tế như Hà Lan, Thái Lan và Trung Quốc" - Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Anh Nguyễn Thị Tám cho hay.

Với những giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, khoa học; các giá trị hướng về cộng đồng, bảo tồn và làm giàu kho tàng di sản văn hóa dân tộc; cùng giá trị về kinh tế, du lịch, Nghệ thuật trình diễn dân gian Múa Rối nước Đào Thục, xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo Quyết định số 473/QĐ-BVHTTDL ngày 06/3/2023.

Tiếp tục bảo tồn và phát huy, nâng cao giá trị kinh tế - du lịch

Phát biểu tại lễ đón nhận quyết định và trao giấy chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nghệ thuật trình diễn múa rối nước Đào Thục, ông Nguyễn Văn Cường - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Đông Anh cho biết: "Việc đưa Nghệ thuật trình diễn dân gian Múa Rối nước Đào Thục vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là sự đánh giá, ghi nhận to lớn của Đảng, Nhà nước đối với những giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, khoa học của Nghệ thuật trình diễn dân gian Múa Rối nước Đào Thục, cộng đồng dân cư thôn Đào Thục, xã Thụy Lâm nói riêng và sự độc đáo, đậm đà bản sắc văn hóa riêng có của huyện Đông Anh nói chung.

Múa rối nước Đào Thục được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia ảnh 2

Ông Nguyễn Văn Cường - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Đông Anh phát biểu tại lễ đón nhận.

Từ dấu mốc quan trọng này, chính quyền và nhân dân huyện Đông Anh sẽ càng thể hiện quyết tâm bằng những kế hoạch, việc làm cụ thể, thiết thực, nhằm tiếp tục bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa trên địa bàn. Đặc biệt là giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học của di sản văn hóa phi vật thể Nghệ thuật trình diễn dân gian Múa Rối nước Đào Thục để xứng tầm là một di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Múa rối nước Đào Thục được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia ảnh 3

Tiết mục văn nghệ tại lễ đón nhận.

Cũng theo đại diện lãnh đạo Huyện ủy Đông Anh, nghệ thuật múa rối nước Đào Thục là sản phẩm du lịch đặc sắc được các nghệ nhân, Nhân dân duy trì và phát triển nằm trong các tour du lịch tham quan, tìm hiểu của TP Hà Nội thu hút hàng vạn lượt khách đến tham dự, thưởng thức đã tạo thêm nguồn thu nhập cho người dân. Bên cạnh đó, với việc sản xuất các sản phẩm rối nước để làm quà lưu niệm cho khách du lịch đã trở thành hàng hóa có giá trị kinh tế cao mang lại nguồn lợi cho người dân và địa phương.

Múa rối nước Đào Thục được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia ảnh 4

Tại buổi lễ người tham dự được thưởng thức tiết mục múa rối nước do các nghệ nhân trình diễn.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

TPO - Thông tư mới của Bộ GD&ĐT quy định, dạy Tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 nhằm mục tiêu chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, chủ động cho trẻ trong học tập, hình thành kĩ năng học tập cơ bản và năng lực sử dụng Tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp, ứng xử xã hội cho trẻ.
Đan Viện Châu Sơn

Chiều buông Đan viện Châu Sơn

TP - Đã bao năm thênh thang vo vo bánh xe lăn những Quốc lộ số 1, đường Hồ Chí Minh và cao tốc đã khiến tôi bỏ bẵng đi xứ Nho Quan của đất Ninh Bình này. Mà đâu phải xứ lạ? Nho Quan kề ngay địa đầu phía Bắc của xứ Thanh chỉ cách Thành Nhà Hồ Vĩnh Lộc quê tôi vài chục cây số!
Các thành viên của Ethnicity trong một chuyến thực tế về địa phương

Dệt thổ cẩm bằng công nghệ số

TP - Yêu văn hóa dân tộc theo cách riêng, một nhóm bạn trẻ đã nhiệt huyết “dệt” hàng ngàn mẫu hoa văn thổ cẩm của người dân tộc thiểu số bằng công nghệ số. Và từ đây, thổ cẩm Việt đã đi ra thế giới.