PGS.TS. Bùi Hoài Sơn:

Cần thêm nguồn nhân lực hiểu biết sâu về văn hóa dân tộc thiểu số

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội PGS.TS. Bùi Hoài Sơn trao đổi với Tiền Phong xung quanh câu chuyện phát huy văn hóa vùng dân tộc thiểu số phục vụ phát triển kinh tế cho bà con vùng núi xa xôi.

Văn hóa Việt Nam được cấu thành từ văn hóa của 54 dân tộc anh em. Văn hóa vùng dân tộc thiểu số có vai trò như thế nào trong dòng chảy văn hóa dân tộc, thưa ông?

Phát triển văn hóa vùng dân tộc thiểu số có ý nghĩa quan trọng đối với văn hóa chung của đất nước. Các dân tộc thiểu số ở nước ta đóng góp vào bức tranh chung rực rỡ các sắc thái văn hóa, góp phần hình thành sự đa dạng văn hóa, cũng như cung cấp tính độc đáo, giá trị đặc trưng cho văn hóa quốc gia.

Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, thưởng ngoạn sự phong phú, nhiều màu sắc của các dân tộc Tày, Nùng, Mông, Dao, ở phía Bắc, hay Ba Na, Gia Rai... ở Tây Nguyên và Khơ Me ở phía Nam giúp chúng ta có thêm sự tự hào về văn hóa, truyền thống đoàn kết của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Việc bảo tồn và phát triển văn hóa của các dân tộc thiểu số giúp giữ gìn và bảo vệ sự đa dạng văn hóa của đất nước. Mỗi dân tộc thiểu số mang trong mình những giá trị văn hóa độc đáo, từ ngôn ngữ, chữ viết, lễ hội, kiến trúc, trang phục cho đến các tập tục, phong tục, và cách sống. Những yếu tố này tạo nên sự phong phú và đa dạng trong bức tranh văn hóa chung của đất nước.

Việc phát triển văn hóa vùng dân tộc thiểu số còn có tác động tích cực đến sự đoàn kết, gắn kết trong xã hội. Việc tôn trọng và đảm bảo quyền tự do văn hóa của các dân tộc thiểu số giúp xây dựng một xã hội đa văn hóa và tôn trọng sự đa dạng. Điều này đồng thời tạo điều kiện cho giao lưu, hòa nhập, và sự hiểu biết giữa các dân tộc trong đất nước, góp phần thúc đẩy sự đoàn kết toàn dân.

Cần thêm nguồn nhân lực hiểu biết sâu về văn hóa dân tộc thiểu số ảnh 1

Nhiều chính sách quan tâm tới đời sống đồng bào dân tộc thiểu số.

Ông đánh giá như thế nào về các chính sách, giải pháp nâng cao đời sống văn hóa cho đồng bào dân tộc thiểu số trong những năm gần đây?

Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến khối đại đoàn kết dân tộc, coi đây là cội nguồn sức mạnh và động lực chủ yếu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao đời sống văn hóa cho đồng bào dân tộc thiểu số ở khu vực vùng cao, vùng sâu, vùng xa và vùng biên giới. Nhờ việc chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cung cấp dịch vụ y tế, giáo dục, nước sạch, phát triển nguồn lực kinh tế địa phương, điều kiện sống và kinh tế của đồng bào dân tộc thiểu số được nâng cao rõ rệt.

Việc đầu tư xây dựng và nâng cấp các thiết chế văn hóa, tổ chức các sinh hoạt văn hóa cộng đồng tạo điều kiện cho người dân tham gia vào các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, và giải trí, cũng như gìn giữ và giá trị văn hóa của mình, tạo cơ hội kinh doanh và quảng bá du lịch cho các vùng dân tộc thiểu số.

Cần thêm nguồn nhân lực hiểu biết sâu về văn hóa dân tộc thiểu số ảnh 2Cần thêm nguồn nhân lực hiểu biết sâu về văn hóa dân tộc thiểu số ảnh 3

Phát huy văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc thiểu số nhằm phục vụ cho mục tiêu bảo tồn, phát huy giá trị để phát triển kinh tế.

Du lịch cộng đồng đã trở thành một ngành kinh tế tiềm năng, rất phát triển ở các khu vực miền núi phía Bắc như Hà Giang, Lào Cai, Sơn La... giúp đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng cao, và vùng biên giới tạo nguồn thu nhập và cải thiện đời sống.

Những kết quả nổi bật trên đây đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao đời sống văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số trong các khu vực vùng cao, vùng sâu, vùng xa và vùng biên giới, tạo ra một môi trường thuận lợi cho bảo tồn và phát triển văn hóa đặc trưng của từng dân tộc, đồng thời thúc đẩy sự đa dạng văn hóa và tạo sự đoàn kết trong xã hội ta.

Để gìn giữ sự đa dạng văn hóa, tôn trọng những nét văn hóa đặc sắc của mỗi dân tộc đòi hỏi sự quan tâm tới cải thiện cơ sở hạ tầng nhằm phát huy hết thế mạnh văn hóa phục vụ cho phát triển. Theo ông, cần có những giải pháp nào để gỡ những điểm nghẽn này?

Dù chúng ta rất cố gắng nhưng hiện tại việc phát triển cơ sở hạ tầng văn hóa, giáo dục trong một số địa phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn chưa đồng bộ, gặp hạn chế trong việc phát huy và khai thác giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số, dẫn đến nguy cơ mai một các giá trị văn hóa đặc trưng của các cộng đồng này.

Theo tôi, lý do quan trọng là do các khu vực vùng đồng bào dân tộc thiểu số thường gặp khó khăn về cơ sở hạ tầng, cả về hạ tầng giao thông lẫn thiết chế văn hóa, do đặc điểm lịch sử, địa hình hay cả vì thiếu hụt nguồn lực. Đôi khi, việc thiếu chính sách hỗ trợ cụ thể và hiệu quả dành riêng cho việc phát triển văn hóa, giáo dục cho đồng bào dân tộc thiểu số cũng góp phần vào tình trạng này, nhất là thiếu các chính sách khuyến khích, tài trợ và quy định rõ ràng về việc bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số.

Cần thêm nguồn nhân lực hiểu biết sâu về văn hóa dân tộc thiểu số ảnh 4

PGS.TS. Bùi Hoài Sơn, Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội đề xuất giải pháp để gỡ nút thắt về đầu tư văn hóa dân tộc thiểu số.

Một số nơi có tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực có kiến thức và kỹ năng đủ để khai thác và phát huy nét văn hóa truyền thống: chưa có những người có hiểu biết sâu về văn hóa dân tộc thiểu số, các nhà nghiên cứu, giáo viên và nhân viên đủ trình độ để đảm bảo việc truyền dạy và bảo tồn văn hóa.

Để gỡ những điểm nghẽn này, trước hết, chúng ta cần quán triệt hơn nữa nhận thức đúng đắn, đầy đủ về việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số trong quá trình phát triển chung của đất nước.

Các bộ, ngành và chính quyền địa phương cần tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng văn hóa và giáo dục cho các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, cả ở các thiết chế văn hóa truyền thống như hệ thống nhà rông, nhà dài hay các không gian văn hóa cổ truyền khác, lẫn các thiết chế văn hóa mới như nhà văn hóa, trung tâm văn hóa, thư viện, và trường học để tạo điều kiện tốt hơn cho việc phát triển văn hóa và giáo dục.

Cần thêm nguồn nhân lực hiểu biết sâu về văn hóa dân tộc thiểu số ảnh 5

Khuyến khích bà con dân tộc thiểu số làm du lịch cộng đồng để bảo tồn văn hóa, nâng cao đời sống. Ảnh: Nguyên Khánh

Chúng ta cũng cần đầu tư vào việc đào tạo và nâng cao nhân lực có kiến thức và kỹ năng để khai thác và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số, đặc biệt là đào tạo các nhà nghiên cứu, cán bộ văn hóa, với trình độ chuyên môn cao và hiểu biết sâu về văn hóa dân tộc thiểu số cùng với hỗ trợ các nghệ nhân dân gian - những của báu nhân văn sống, các già làng, trưởng bản, người có uy tín ở cộng đồng để hình thành nên hạt nhân văn hóa, nghệ thuật ở các địa phương.

Ngoài ra, việc tổ chức các sự kiện tôn vinh văn hóa dân tộc thiểu số, tạo ra môi trường tương tác và hợp tác giữa các dân tộc thiểu số với nhau và với cộng đồng đa dạng khác để chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi và thúc đẩy sự phát triển văn hóa chung, cũng là những giải pháp cần thiết.

Cảm ơn ông!

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Giáo hội Phật giáo Việt Nam khuyến khích tổ chức khóa tu mùa hè phù hợp, an toàn

Giáo hội Phật giáo Việt Nam khuyến khích tổ chức khóa tu mùa hè phù hợp, an toàn

TPO - Giáo hội Phật giáo Việt Nam đề nghị các địa phương, cơ sở tự viện tổ chức các khóa tu mùa hè cho thanh, thiếu niên Phật tử và học sinh dịp hè 2023, lưu ý chọn các cơ sở tự viện có đủ điều kiện cơ sở vật chất, lưu ý về số lượng khóa sinh tham gia phù hợp với điều kiện cơ sở tự viện.
Các đại biểu dự khai mạc lớp tập huấn. Ảnh Phan Định.

Bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho cán bộ quân đội làm công tác dân vận

TPO - Lớp bồi dưỡng nhằm trang bị tri thức, những kiến thức về dân tộc và công tác dân tộc cho cán bộ làm công tác dân vận trong Quân đội khu vực miền Trung - Tây Nguyên năm 2023, từ đó, làm tốt công tác tham mưu, đề xuất với lãnh đạo, chỉ huy cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện tốt công tác dân tộc trong tình hình mới.