Trưng bày hàng trăm tượng gỗ Tây Nguyên giữa rừng thông Đà Lạt

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Hơn 100 tượng gỗ Tây nguyên được trưng bày, sắp đặt giữa vườn hoa và rừng thông thơ mộng của Đà Lạt, thu hút rất đông khách tham quan.
Trưng bày hàng trăm tượng gỗ Tây Nguyên giữa rừng thông Đà Lạt ảnh 1

Một góc Vườn tượng Tây Nguyên

Ngày 20/12, Sở VH-TT&DL Lâm Đồng khai mạc triển lãm “Không gian hoa - Tượng gỗ Tây Nguyên” giữa rừng thông thơ mộng của Bảo tàng Lâm Đồng. Triển lãm lần này có sự phối hợp của bảo tàng các tỉnh khác ở Tây Nguyên như Đắk Lắk, Gia Lai và Kon Tum.

Trưng bày hàng trăm tượng gỗ Tây Nguyên giữa rừng thông Đà Lạt ảnh 2

Nghệ nhân Ê Đê chế tác tượng gỗ tại không gian triển lãm

Hơn 100 tượng gỗ của nhiều nghệ nhân, nhà điêu khắc nổi tiếng thuộc các tộc người thiểu số bản địa Tây Nguyên như Ê Đê, Ba Na, Xơ Đăng, K’Ho, S’Tiêng… được trưng bày, sắp đặt xen lẫn không gian hoa đặc trưng của Đà Lạt.

Trưng bày hàng trăm tượng gỗ Tây Nguyên giữa rừng thông Đà Lạt ảnh 3

Tượng được trưng bày giữa không gian hoa rực rỡ

Các tác phẩm này được trưng bày theo các nhóm tượng nghệ thuật, tượng dân gian, tượng mang yếu tố tâm linh dùng trong các nghi lễ như mừng lúa mới, lễ bỏ mả, nghi lễ vòng đời, lễ cúng thần lửa, thần nước…

Phổ biến nhất là loại tượng khắc họa hình ảnh lao động sản xuất của các dân tộc Tây Nguyên như chàng trai vác xà gạc lên nương, phát rẫy; sơn nữ mang gùi, giã gạo; phụ nữ xúc cá, địu con lên rẫy…

Trưng bày hàng trăm tượng gỗ Tây Nguyên giữa rừng thông Đà Lạt ảnh 4

Chụp ảnh tượng

Mảng tượng khác cũng rất ấn tượng là tái hiện lại hình ảnh sinh hoạt cộng đồng, khung cảnh tưng bừng của các ngày hội lớn như già làng thổi tù và, đánh trống, thỉnh chiêng, chàng trai thổi khèn bầu, sơn nữ múa xoang.

Khách tham quan còn được chiêm ngưỡng những bức tượng đẹp, độc đáo như Bác Hồ với Tây Nguyên, phụ nữ đánh chiêng…

Theo ban tổ chức, các tượng gỗ tại triển lãm lần này được các nghệ nhân, nhà điêu khắc chế tác từ thân cây gỗ tự nhiên, bằng các dụng cụ thô sơ như dao, rìu, xà gạc…

Bảo tàng các tỉnh Tây Nguyên đã sưu tập tượng gỗ trong thời gian dài, tuyển chọn những tác phẩm đặc sắc để trưng bày cho người dân và du khách thưởng lãm trong dịp diễn ra Festival Hoa Đà Lạt 2022.

Trưng bày hàng trăm tượng gỗ Tây Nguyên giữa rừng thông Đà Lạt ảnh 5

Tham quan Vườn tượng Tây Nguyên

Triển lãm còn trưng bày 1.000 chậu hoa với những loài hoa được ưa chuộng ở Đà Lạt như cúc, lan, đỗ quyên, ngũ sắc, phong lữ, mõm sói, ngọc thảo… Sự tươi thắm, rực rỡ của các loài hoa làm tăng sức hút cho không gian vườn tượng. Triển lãm sẽ kéo dài đến ngày 25/12.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

TPO - Thông tư mới của Bộ GD&ĐT quy định, dạy Tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 nhằm mục tiêu chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, chủ động cho trẻ trong học tập, hình thành kĩ năng học tập cơ bản và năng lực sử dụng Tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp, ứng xử xã hội cho trẻ.
Đan Viện Châu Sơn

Chiều buông Đan viện Châu Sơn

TP - Đã bao năm thênh thang vo vo bánh xe lăn những Quốc lộ số 1, đường Hồ Chí Minh và cao tốc đã khiến tôi bỏ bẵng đi xứ Nho Quan của đất Ninh Bình này. Mà đâu phải xứ lạ? Nho Quan kề ngay địa đầu phía Bắc của xứ Thanh chỉ cách Thành Nhà Hồ Vĩnh Lộc quê tôi vài chục cây số!
Các thành viên của Ethnicity trong một chuyến thực tế về địa phương

Dệt thổ cẩm bằng công nghệ số

TP - Yêu văn hóa dân tộc theo cách riêng, một nhóm bạn trẻ đã nhiệt huyết “dệt” hàng ngàn mẫu hoa văn thổ cẩm của người dân tộc thiểu số bằng công nghệ số. Và từ đây, thổ cẩm Việt đã đi ra thế giới.