Những điểm sáng trong công tác bình đẳng giới ở Bình Dương

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Công tác bình đẳng giới tại tỉnh Bình Dương được triển khai thực hiện dưới nhiều hình thức, trong đó chú trọng các địa bàn vùng dân tộc, miền núi, khó khăn, đơn vị có nhiều nữ di cư, nữ lao động khu công nghiệp – chế xuất và nơi còn tồn tại nhiều định kiến giới.

Chính sách đặc thù ở thủ phủ công nghiệp

Bà Trương Thanh Nga, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh Bình Dương cho biết, thời gian qua, các cấp Hội đã thành lập được nhiều mô hình câu lạc bộ (CLB) như: CLB “Phụ nữ với pháp luật”; “Phòng chống buôn bán phụ nữ trẻ em”; “Phụ nữ và gia đình thực hiện an toàn giao thông”; các địa chỉ tin cậy tại cộng đồng, các CLB phòng chống bạo lực…góp phần xây dựng môi trường sống an toàn cho phụ nữ, trẻ em gái, thực hiện bình đẳng giới, nâng cao vai trò của phụ nữ trong gia đình và xã hội.

Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Bình Dương chia sẻ, công tác bình đẳng giới và hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ tại địa phương luôn được chú trọng. Bình Dương có nhiều công nhân lao động nhập cư. Vì vậy, Hội LHPN tỉnh đã chủ động tham mưu, đề xuất UBND tỉnh Bình Dương ban hành nhiều chính sách đặc thù hỗ trợ an sinh xã hội trên địa bàn, trong đó chú trọng tới đối tượng nữ công nhân lao động. Tỉnh tổ chức các hoạt động dạy nghề, giới thiệu việc làm, chăm lo đời sống nữ công nhân và nhiều đối tượng phụ nữ yếu thế khác.

Các cấp Hội ở Bình Dương đã thành lập, duy trì nhiều mô hình hay, hiệu quả như: “Ở đâu có trẻ mồ côi – Ở đó có mẹ đỡ đầu”; “Xuân ấm áp yêu thương”; “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp”; “Chi hội nữ công nhân nhà trọ”; “Chi hội nữ Phật giáo Bình Dương”.

Theo bà Nga, công tác bình đẳng giới ở Bình Dương luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm và thực hiện đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Qua công tác này, phụ nữ ngày càng khẳng định được vai trò, vị thế của mình trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình.

Hội LHPN tỉnh Bình Dương cũng đã có nhiều cuộc gặp gỡ với các đơn vị, trao đổi để làm sáng tỏ thêm kết quả thực hiện các chỉ tiêu bình đẳng giới, hiệu quả hoạt động của Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ tại địa phương; chia sẻ các bài học kinh nghiệm; các giải pháp để tăng cường vai trò của tổ chức Hội trong thúc đẩy hơn nữa bình đẳng giới, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ yếu thế, nữ lao động nhập cư, nữ công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất.

Những điểm sáng trong công tác bình đẳng giới ở Bình Dương ảnh 1

Hỗ trợ vốn vay ưu đãi để phụ nữ phát triển nghề nghiệp

Chủ tịch Hội LHPN Bình Dương khẳng định, thông qua các buổi làm việc đã giúp cho tổ chức Hội có thêm các dữ liệu hữu ích phục vụ cho việc triển khai công tác bình đẳng giới và hoạt động vì sự tiến bộ phụ nữ.

Đảm bảo tỷ lệ hợp lý cán bộ người dân tộc thiểu số, ưu tiên lãnh đạo nữ

Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2022 – 2030 trên địa bàn tỉnh Bình Dương được thực hiện nhằm đáp ứng mục tiêu thu hẹp khoảng cách giới, tạo điều kiện, cơ hội để phụ nữ và nam giới dân tộc thiểu số tham gia, thụ hưởng bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Theo kế hoạch, trong lĩnh vực chính trị, phấn đấu đảm bảo tỷ lệ hợp lý cán bộ người dân tộc thiểu số, ưu tiên lãnh đạo nữ. Đến năm 2025, đạt 60% và đến năm 2030 đạt 70% cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc các cấp có lãnh đạo chủ chốt là nữ.

Những điểm sáng trong công tác bình đẳng giới ở Bình Dương ảnh 2

Phụ nữ Bình Dương trình diễn áo dài truyền thống một trong những chương trình do Hội LHPN tỉnh Bình Dương tổ chức

Lĩnh vực kinh tế, lao động, phấn đấu tăng tỷ lệ lao động nữ dân tộc thiểu số làm công hưởng lương đạt 50% vào năm 2025 và khoảng 60% vào năm 2030; giảm tỷ lệ lao động nữ dân tộc thiểu số làm việc trong khu vực nông nghiệp xuống dưới 30% vào năm 2025 và dưới 20% vào năm 2030; tỷ lệ nữ giám đốc, chủ doanh nghiệp, hợp tác xã là nữ dân tộc thiểu số đạt ít nhất 5% vào năm 2025 và 10% vào năm 2030.

Bình Dương phấn đấu giảm tỷ lệ nữ dân tộc thiểu số làm các công việc "Lao động gia đình không hưởng lương" xuống 40% vào năm 2025 và 30% vào năm 2030; tối thiểu 60% số vụ bạo lực trên cơ sở giới của nhóm dân tộc thiểu số được phát hiện và được tư vấn hoặc tiếp cận ít nhất một trong các dịch vụ hỗ trợ cơ bản. Từ năm 2025 trở đi, 100% số nạn nhân người dân tộc thiểu số bị mua bán trở về có nhu cầu hỗ trợ sẽ được hưởng các dịch vụ hỗ trợ và tái hòa nhập cộng đồng.

Bên cạnh đó, bình đẳng giới được đưa vào chương trình giảng dạy trong hệ thống giáo dục quốc dân đạt 100% từ năm 2025 trở đi. Tỷ lệ trẻ em trai và trẻ em gái dân tộc thiểu số hoàn thành giáo dục tiểu học đạt trên 90% vào năm 2025 và khoảng 99% vào năm 2030.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Giao lưu sáng kiến truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình, thúc đẩy bình đẳng giới

Giao lưu sáng kiến truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình, thúc đẩy bình đẳng giới

TPO - Tại buổi Giao lưu sáng kiến truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình do Trung ương Hội LHPN Việt Nam và Hội LHPN tỉnh Thanh Hóa phối hợp tổ chức, nhiều tiểu phẩm đặc sắc, nhiều sáng kiến hay, nhiểu hoạt động thu hút.., đã giúp hội viên, phụ nữ và nhân dân nhận thức rõ hơn trách nhiệm tham gia công tác phòng, chống bạo lực gia đình, thúc đẩy bình đẳng giới.