Quảng Ninh thúc đẩy bình đẳng giới ở vùng dân tộc thiểu số

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Quảng Ninh có 56 xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, phân bố ở 11/13 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh. Việc triển khai đồng bộ nhiều chương trình, chính sách, đề án phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi đã góp phần thúc đẩy bình đẳng giới, từ đó góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của đồng bào DTTS trong mọi mặt của đời sống xã hội.

Theo đó, tỉnh Quảng Ninh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo công tác bình đẳng giới vùng DTTS. Thực hiện lồng ghép giới vào quá trình hoạch định chính sách trong văn bản pháp luật của tỉnh cũng như thường xuyên quan tâm đến công tác đào tạo cán bộ, trong đó có cán bộ vùng DTTS.

Quảng Ninh thúc đẩy bình đẳng giới ở vùng dân tộc thiểu số ảnh 1

Phụ nữ dân tộc Dao tham gia thi gói bánh và thi thêu trang phục dân tộc tại Lễ hội văn hóa, thể thao dân tộc Dao xã Hà Lâu, huyện Tiên Yên, Quảng Ninh.

Quảng Ninh còn có các cơ chế, chính sách riêng, đặc thù thúc đẩy bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ, tăng cường bảo vệ, chăm sóc trẻ em; tăng số phụ nữ được hưởng lợi, nhất là phụ nữ nghèo, vùng DTTS, phụ nữ vùng cao, vùng sâu, biên giới, hải đảo, phụ nữ bị ảnh hưởng bởi thiên tai, bệnh dịch. Các sở, ngành, đoàn thể trên địa bàn cũng đã tích cực công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ và người dân vùng DTTS về bình đẳng giới.

Từ năm 2018 đến nay, toàn tỉnh đã tổ chức được hàng chục hội nghị tập huấn, tuyên truyền cho gần 3.000 đại biểu là lãnh đạo UBND xã, lãnh đạo các tổ chức chính trị - xã hội, cán bộ công chức làm công tác tư pháp - hộ tịch, công tác dân tộc, hòa giải viên cơ sở, cán bộ, thôn, bản... về bình đẳng giới, hôn nhân gia đình, bảo vệ trẻ em, phòng chống bạo lực gia đình, hệ lụy của việc lựa chọn giới tính trước sinh.

Việc xây dựng các mô hình phổ biến giáo dục pháp luật góp phần nâng cao kiến thức, ý thức chấp hành pháp luật cho đồng bào DTTS, vùng sâu, vùng xa cũng được đặc biệt quan tâm. Hằng năm, tỉnh xây dựng chương trình hành động, chỉ đạo các cấp đa dạng hoá hoạt động tuyên truyền, vận động. Thông qua các hình thức như: Tuyên truyền miệng, sinh hoạt, hội thảo, nói chuyện chuyên đề, giao lưu văn nghệ.

Quảng Ninh thúc đẩy bình đẳng giới ở vùng dân tộc thiểu số ảnh 2

Học sinh nữ vùng dân tộc thiểu số Trường PTDT bán trú THCS Đồng Văn (Bình Liêu) trong giờ tự học.

Đến nay, hàng chục lớp tập huấn về kiến thức pháp luật cho hàng trăm cán bộ DTTS đã được tổ chức. Hoạt động này đã trang bị cho đội ngũ cán bộ các xã vùng sâu, vùng xa nâng cao kỹ năng trong tuyên truyền, vận động thực hiện và chấp hành tốt những chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước.

Nhiều địa phương cũng đã xây dựng và nhân rộng các mô hình, như: Bình đẳng giới, phòng chống bạo lực trên cơ sở giới, phòng chống tảo hôn trong vùng đồng bào DTTS. Nội dung sinh hoạt của các mô hình này tập trung phổ biến kiến thức, kỹ năng bảo vệ, chăm sóc trẻ em, ngăn ngừa tình trạng bạo lực, kết hôn trước độ tuổi pháp luật quy định, tư vấn phát triển kinh tế... Thông qua đó, nhận thức của các thành viên trong câu lạc bộ thay đổi. Nam giới có sự chia sẻ, ủng hộ nhiều hơn với phụ nữ, làm tốt hơn vai trò của người chồng, người cha trong gia đình; nữ giới được cải thiện nhiều mặt, được nâng cao vai trò; việc hỗ trợ người bị bạo lực kịp thời hơn.

Tiếp nối những kết quả đạt được, giai đoạn 2023-2025, Quảng Ninh tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp để hoàn thành các mục tiêu chưa đạt. Trong đó, thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi; tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí lãnh đạo và quản lý ở các cấp; đề cao vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp trong chỉ đạo, triển khai công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ... hướng tới đảm bảo bình đẳng giới tại các vùng đồng bào DTTS trên địa bàn toàn tỉnh.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

TPO - Thông tư mới của Bộ GD&ĐT quy định, dạy Tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 nhằm mục tiêu chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, chủ động cho trẻ trong học tập, hình thành kĩ năng học tập cơ bản và năng lực sử dụng Tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp, ứng xử xã hội cho trẻ.
Đan Viện Châu Sơn

Chiều buông Đan viện Châu Sơn

TP - Đã bao năm thênh thang vo vo bánh xe lăn những Quốc lộ số 1, đường Hồ Chí Minh và cao tốc đã khiến tôi bỏ bẵng đi xứ Nho Quan của đất Ninh Bình này. Mà đâu phải xứ lạ? Nho Quan kề ngay địa đầu phía Bắc của xứ Thanh chỉ cách Thành Nhà Hồ Vĩnh Lộc quê tôi vài chục cây số!
Các thành viên của Ethnicity trong một chuyến thực tế về địa phương

Dệt thổ cẩm bằng công nghệ số

TP - Yêu văn hóa dân tộc theo cách riêng, một nhóm bạn trẻ đã nhiệt huyết “dệt” hàng ngàn mẫu hoa văn thổ cẩm của người dân tộc thiểu số bằng công nghệ số. Và từ đây, thổ cẩm Việt đã đi ra thế giới.