Nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông về bình đẳng giới vùng đồng bào dân tộc thiểu số

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Hoạt động truyền thông về bình đẳng giới có ý nghĩa hết sức quan trọng. Nâng cao hiệu quả hoạt động này góp phần tạo sự chuyển biến tích cực trong thực hiện bình đẳng giới và nâng cao vai trò của phụ nữ ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam vừa ban hành Chiến lược truyền thông về bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em dân tộc thiểu số giai đoạn 2023 - 2025 và định hướng đến 2030.

Mục tiêu tổng quát của chiến lược nhằm nâng cao nhận thức về bình đẳng giới (BĐG) cho người dân, cơ quan, tổ chức có liên quan; tăng cường trách nhiệm lồng ghép giới của các cơ quan, ban, ngành khi thực hiện các dự án và tiểu dự án thuộc Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719); từng bước xóa bỏ các định kiến giới, khuôn mẫu giới trong thực hiện hoạt động kinh tế, vai trò chăm sóc và ra quyết định trong gia đình người dân tộc thiểu số; thúc đẩy phụ nữ dân tộc thiểu số tham gia các vị trí lãnh đạo; từng bước xóa bỏ các phong tục, tập quán có hại cho phụ nữ và trẻ em tại vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông về bình đẳng giới vùng đồng bào dân tộc thiểu số ảnh 1

Ảnh minh họa: Nguyễn Thảo - Báo Tiền Phong

Chiến lược đã xác định 3 mục tiêu cơ bản. Cụ thể là: Nâng cao nhận thức về BĐG và tăng cường trách nhiệm lồng ghép giới cho các cơ quan, ban ngành trong thực hiện các dự án và tiểu dự án được giao thuộc Chương trình MTQG 1719; nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ, hành vi về BĐG trong gia đình và cộng đồng; nâng cao nhận thức về các vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em; từng bước xóa bỏ các tập tục có hại đối với sự phát triển của phụ nữ và trẻ em người dân tộc thiểu số.

Chỉ tiêu đến năm 2025 có khoảng 40.000 lãnh đạo và cán bộ của các sở ban ngành, cơ quan các cấp (tỉnh, huyện và xã) tham gia Chương trình MTQG 1719 có khả năng nhận biết và xác định các vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em trong các lĩnh vực; nhận diện và đưa ra các giải pháp cụ thể cho các tập tục có hại cho sự phát triển của phụ nữ và trẻ em ở vùng dân tộc thiểu số. Ít nhất 90% nam giới, phụ nữ và trẻ em tham gia vào các tổ truyền thông cộng đồng, mô hình sinh kế, địa chỉ tin cậy và CLB Thủ lĩnh của sự thay đổi, được nâng cao nhận thức, nhận diện được tác hại của các tập tục lạc hậu đối với sự phát triển của phụ nữ, trẻ em và cả cộng đồng; khoảng 7.200 phụ nữ người dân tộc thiểu số được tham gia các cuộc đối thoại chính sách ở cấp xã và cụm thôn bản…

Đối tượng truyền thông gồm 2 nhóm chính: Nhóm đối tượng trực tiếp là người dân tộc thiểu số, bao gồm cả nam và nữ, trẻ em tại các địa bàn; các nhà lãnh đạo và cán bộ chủ chốt của các cơ quan, ban ngành các cấp trong hệ thống chính trị tham gia thực hiện Chương trình MTQG 1719; trưởng thôn, bản, Người có uy tín trong cộng đồng.

Nội dung truyền thông chủ yếu gồm 2 nội dung chính là: Xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới và sự phân biệt đối xử về giới; tăng cường trách nhiệm của cộng đồng, các ngành, các cấp thúc đẩy bình đẳng giới tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; tập trung truyền thông nâng cao nhận thức và vận động giải quyết một số vấn đề cấp thiết có tác động đến sự phát triển của phụ nữ, trẻ em dân tộc thiểu số.

Thông điệp truyền thông gồm 6 nội dung chính là: Bình đẳng giới trong các hoạt động phát triển kinh tế - nặng hóa nhẹ, nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số - vì một cộng đồng phát triển bền vững”; nam, nữ bình đẳng - thước đo của xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, phụ nữ dân tộc thiểu số tự tin làm chủ cuộc sống”…

Chiến lược sẽ được thực hiện qua các kênh truyền thông trực tiếp và gián tiếp như: Thông qua tổ truyền thông cộng đồng; lồng ghép trong các cuộc họp tại thôn bản; Tổ chức các lớp tập huấn/hội thảo; các kênh truyền thông đại chúng…

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Giao lưu sáng kiến truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình, thúc đẩy bình đẳng giới

Giao lưu sáng kiến truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình, thúc đẩy bình đẳng giới

TPO - Tại buổi Giao lưu sáng kiến truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình do Trung ương Hội LHPN Việt Nam và Hội LHPN tỉnh Thanh Hóa phối hợp tổ chức, nhiều tiểu phẩm đặc sắc, nhiều sáng kiến hay, nhiểu hoạt động thu hút.., đã giúp hội viên, phụ nữ và nhân dân nhận thức rõ hơn trách nhiệm tham gia công tác phòng, chống bạo lực gia đình, thúc đẩy bình đẳng giới.