Lễ cưới truyền thống của dân tộc M'nông diễn ra như thế nào?

TPO - Lễ cưới truyền thống của dân tộc M’nông là hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian độc đáo mang đậm bản sắc.
Lễ cưới truyền thống của dân tộc M'nông diễn ra như thế nào? ảnh 1

Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam (Hà Nội) vừa tái hiện Lễ cưới truyền thống của dân tộc M’nông. Theo phong tục của người M’nông, trước khi tổ chức lễ cưới sẽ tổ chức lễ Kep môi (lễ dạm), lễ Văng U (lễ ăn hỏi). Người M’nông có tập tục tiến hành lễ ăn hỏi liền với lễ cưới.

Lễ cưới truyền thống của dân tộc M'nông diễn ra như thế nào? ảnh 2

Nhà trai phải mang đến nhà cô gái lễ vật gồm: Một ché rượu, một con gà nướng, một con gà sống, một bát gạo trắng, một cây đèn sáp, một con dao, một chiếc lao, một chiếc lược chải tóc...

Lễ cưới truyền thống của dân tộc M'nông diễn ra như thế nào? ảnh 3
Lễ cưới truyền thống của dân tộc M'nông diễn ra như thế nào? ảnh 4

Nhà gái cử một vị cao tuổi nhận lễ vật rồi bày lên chiếc chiếu hoa ở giữa nhà để cúng Giàng xin làm lễ cưới. Xong xuôi, hai bên nhà trai, nhà gái mới tiến hành bàn bạc, chọn ngày lành tháng tốt để tổ chức đám cưới.

Lễ cưới truyền thống của dân tộc M'nông diễn ra như thế nào? ảnh 5
Khi vào trong nhà, nhà trai bày lễ vật lên một chiếc nia. Già làng, bố cô dâu dẫn cô dâu ra, đồng thời người làm mối nhà trai đưa chú rể ra trình diện hai bên gia đình. Hai bên gia đình, một lần nữa hỏi ý kiến đôi trai gái xem họ có gì thay đổi không.
Lễ cưới truyền thống của dân tộc M'nông diễn ra như thế nào? ảnh 6
Nếu không có gì thay đổi, cô dâu sẽ đưa cho bố mình chiếc vòng đồng để bố trao cho chú rể và cô dâu tự nhận lễ vật của bên nhà trai.
Lễ cưới truyền thống của dân tộc M'nông diễn ra như thế nào? ảnh 7
Trao vòng trong lễ cưới truyền thống.
Lễ cưới truyền thống của dân tộc M'nông diễn ra như thế nào? ảnh 8
Lễ cưới truyền thống của dân tộc M'nông diễn ra như thế nào? ảnh 9
Sau đó, hai vợ chồng trẻ mời rượu nhau và cùng đứng lên thổi tắt nến.
Lễ cưới truyền thống của dân tộc M'nông diễn ra như thế nào? ảnh 10
Bà mối và già làng mời vợ chồng trẻ tiến hành nghi thức trùm chăn hay được gọi là kup boh (lễ trùm mặt), một nghi thức không thể thiếu trong lễ cưới truyền thống của người M’nông. Bà mối sẽ mời cô dâu chú rể trao vòng đồng cho nhau trước sự chứng kiến của mọi người. Sau đó, hai bà mối và già làng cầm một tấm chăn rộng trùm lên đầu cô dâu chú rể và chúc phúc cho họ. Chúc phúc xong, già làng và người làm mối đẩy nhẹ cô dâu chú rể ngã xuống. Ngay lập tức, cô dâu chú rể lật chăn lên trong tiếng reo hò cổ vũ của mọi người. Theo tục xưa, nếu ai nhanh tay hơn khi lật chăn, người đó sẽ là trụ cột trong cuộc sống chung sau này.
Lễ cưới truyền thống của dân tộc M'nông diễn ra như thế nào? ảnh 11
Lễ cưới truyền thống của dân tộc M'nông diễn ra như thế nào? ảnh 12
Tiếp đó người làm chứng cho hai vợ chồng mỗi người ba muỗng cơm và cũng được đôi vợ chồng phúc đáp lại.
Lễ cưới truyền thống của dân tộc M'nông diễn ra như thế nào? ảnh 13
Sau nghi thức này, người làm mối đưa cần rượu để hai vợ chồng trẻ uống đầu tiên, mở màn cho lễ uống rượu mừng ngày cưới.
Lễ cưới truyền thống của dân tộc M'nông diễn ra như thế nào? ảnh 14
Lễ vật trao cho hai bên gia đình xong, cô dâu và chú rể tiếp tục cùng đi trao lễ vật cho những người có mặt tại lễ cưới, mỗi người một vòng cườm hoặc vòng chỉ. Cô dâu chú rể cũng được những người có mặt tại lễ cưới tặng quà để chúc phúc.
Lễ cưới truyền thống của dân tộc M'nông diễn ra như thế nào? ảnh 15
Lễ cưới truyền thống của dân tộc M'nông diễn ra như thế nào? ảnh 16
Sau khi xong thủ tục lễ nghi là cuộc vui giữa họ hàng thân thuộc chúc tụng cô dâu chú rể . Mọi người cùng uống rượu, ca hát, nhảy múa theo nhịp chiêng rộn rã suốt ngày đêm. Những người đến dự đám cưới mang theo rượu, thuốc lá, gạo nếp... góp vào ngày vui của gia chủ.
Lễ cưới truyền thống của dân tộc M'nông diễn ra như thế nào? ảnh 17
Hiện nay, việc cưới hỏi của đồng bào M’nông có nhiều thay đổi, việc cưới hỏi phần nhiều do phía nhà trai đứng ra chủ trì. Người trung gian, làm mai mối (N’Dranh) đứng ra dàn xếp giữa nhà trai và nhà gái. Mỗi buôn làng thường có 1, 2 người N’Dranh, họ đều là những người đúng mực, có đức tính tốt, ở độ tuổi ngũ tuần. Hai vợ chồng người làm mối phải song toàn, sống vui, sống đẹp, sống hạnh phúc để mang tài lộc, hạnh phúc đến cho đôi trai gái.
Mnông là 1 trong 12 dân tộc tại chỗ, sinh sống lâu đời ở khu vực Tây Nguyên. Họ là một trong những chủ nhân văn hóa vùng. Nói cách khác, dân tộc Mnông có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế-xã hội, cũng như gìn giữ và phát huy văn hóa Tây Nguyên.

Dân tộc Mnông còn có tên gọi khác là: Pnông, Mnông Nông, Mnông Pré, Mnông Bu đâng, ĐiPri, Biat, Mnông Gar, Mnông Rơ Lam, Mnông Chil, Mnông Kuênh, …

Người Mnông phân bố tại 51 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Nhưng địa bàn tụ cư truyền thống của người Mnông là khu vực Tây nam Tây Nguyên (thuộc hai tỉnh Đắk Nông, Bình Phước và tây nam các tỉnh Đắk Lắk, Lâm Đồng).
Theo số liệu điều tra vào thời điểm tháng 4/2019, tổng dân số người Mnông: 127.334 người; dân số nam: 62.002 người; dân số nữ: 65.332 người; quy mô hộ: 4.5 người/hộ; tỷ lệ dân số sống ở khu vực nông thôn: 93.8%.

Tin liên quan