Lào Cai mở rộng và đẩy mạnh công tác giáo dục về bình đẳng giới

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Mở rộng và đẩy mạnh công tác giáo dục về bình đẳng giới trong gia đình, nhà trường, cộng đồng và thúc đẩy sự tham gia của trẻ em, là một trong số những yêu cầu được UBND tỉnh Lào Cai đặt ra đối với việc triển khai công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ năm 2024. 

Nhiều hoạt động đã được triển khai

Thời gian qua, để tăng cường bình đẳng giới trong đồng bào dân tộc thiểu số tại Lào Cai, cấp ủy, chính quyền các cấp đã có nhiều giải pháp tích cực nhằm từng bước nâng cao vai trò, vị thế của người phụ nữ nói chung, phụ nữ dân tộc thiểu số nói riêng trong gia đình và xã hội.

Lào Cai là tỉnh vùng cao, biên giới, có tới 25 dân tộc cùng chung sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tới 66,2% dân số toàn tỉnh bao gồm: dân tộc Mông, Tày, Dao, Giáy, Nùng, còn lại là các dân tộc đặc biệt ít người Phù Lá, Sán Chay, Hà Nhì, La Chí,...

UBND tỉnh Lào Cai đã chỉ đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh tổ chức biên soạn và phát hành trên 400.000 tài liệu về pháp luật về hôn nhân và gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình và bình đẳng giới; chuyển tải hàng nghìn phóng sự, tin, bài, tiểu phẩm, chuyên mục, chuyên trang tuyên truyền về bình đẳng giới.

Tổ chức trên 10.000 buổi truyền thông nói chuyện chuyên đề trực tiếp tại cộng đồng về pháp luật bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ; thực hiện phổ biến pháp luật cho 200 lượt người là lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; tập huấn cho 258 giáo viên dạy môn Giáo dục công dân về bồi dưỡng kiến thức pháp luật, trong đó có chuyên đề bình đẳng giới; tổ chức 6.327 chương trình tọa đàm, sinh hoạt ngoại khóa về bình đẳng giới…

Lào Cai mở rộng và đẩy mạnh công tác giáo dục về bình đẳng giới ảnh 1

Tăng cường cung cấp thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách và kết quả thực hiện công tác bình đẳng giới đến các cấp ủy Đảng, chính quyền, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân. Ảnh: Hân Nguyễn

Nhiều mô hình hay, cách làm có hiệu quả từ các chương trình, đề án, dự án do các cấp, các ngành trong tỉnh nhằm góp phần thực hiện bình đẳng giới trong gia đình được triển khai thực hiện như: Mô hình “Phụ nữ giúp nhau làm kinh tế”; mô hình “5 không, 3 sạch”; mô hình “Phòng, chống tình trạng phụ nữ bỏ đi khỏi địa phương” do Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh chủ trì; mô hình “Tuyên truyền giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình Việt Nam”; mô hình “Phòng chống bạo lực gia đình”; mô hình lồng ghép bình đẳng giới trong hương ước, quy ước làng, bản,...do Sở VHTT tỉnh chủ trì đã có tác động mạnh mẽ làm thay đổi hành vi và nâng cao nhận thức trong nhân dân về bình đẳng giới.

Mở rộng và đẩy mạnh công tác giáo dục về bình đẳng giới

Để tiếp tục thực hiện tốt công tác bình đẳng giới trên toàn tỉnh Uỷ ban nhân dân Lào Cai vừa ban hành Công văn số 4383/UBND-VX về việc triển khai công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ năm 2024.

Theo đó, phân công Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với sở, ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội của tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm sau: Tăng cường triển khai các hoạt động nhằm đảm bảo thực hiện hiệu quả các mục tiêu, chỉ tiêu tại Kế hoạch về thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021 - 2025 và đến năm 2030; thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động, việc làm; giảm bất bình đẳng giới thông qua các hoạt động nhằm phòng ngừa, ứng phó với bạo lực, đặc biệt là ứng phó với bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái, mất cân bằng giới tính khi sinh...

Triển khai hiệu quả Kế hoạch số 118/KH-UBND ngày 15/3/2021 của UBND tỉnh Lào Cai về thực hiện Chương trình phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021 - 2025, trong đó tập trung các hoạt động duy trì, nhân rộng và nâng cao hiệu quả các mô hình, cơ sở cung cấp dịch vụ phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới; truyền thông nâng cao nhận thức, trách nhiệm về phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, nhân viên, cộng tác viên phụ trách lĩnh vực liên quan đến bạo lực trên cơ sở giới.

Triển khai Kế hoạch số 03/KH-UBND ngày 25/2/2022 của UBND tỉnh thực hiện Chương trình truyền thông về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2030; tăng cường cung cấp thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách và kết quả thực hiện công tác bình đẳng giới đến các cấp ủy Đảng, chính quyền, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân; ứng dụng công nghệ và nền tảng số, đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm trong công tác truyền thông về bình đẳng giới; mở rộng và đẩy mạnh công tác giáo dục về bình đẳng giới trong gia đình, nhà trường, cộng đồng và thúc đẩy sự tham gia của trẻ em; đánh giá mức độ nhận thức, thay đổi hành vi về bình đẳng giới thông qua hoạt động truyền thông; tổ chức triển khai Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới từ ngày 15/11 đến ngày 15/12 đảm bảo hiệu quả và có sức lan tỏa từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở, thu hút đông đảo sự tham gia trực tiếp của mọi tầng lớp nhân dân.

Triển khai các nội dung, dự án, hoạt động về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ, phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025; Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 và Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số, miền núi giai đoạn 2021 - 2030.

Đẩy mạnh thực hiện các hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ, nhất là công tác kiểm tra, giám sát; đẩy mạnh công tác phối hợp liên ngành trong thực hiện Bình đẳng giới và Vì sự tiến bộ của phụ nữ; tăng cường hơn nữa việc lồng ghép giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Lập dự toán, kế hoạch ngân sách năm 2024 và 3 năm 2024 - 2026 thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động của công tác Bình đẳng giới và Vì sự tiến bộ của phụ nữ gửi Sở Tài chính thẩm định theo quy định.

Hướng dẫn, đôn đốc các sở, ban, ngành tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện các nhiệm vụ gắn với Kế hoạch triển khai công tác Bình đẳng giới và Vì sự tiến bộ của phụ nữ năm 2024 trên địa bàn tỉnh.

Giao Sở Tài chính thẩm định dự toán kinh phí để thực hiện Kế hoạch công tác Bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh và các chương trình, đề án về bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới theo quy định. Đồng thời chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương hướng dẫn lập dự toán, thanh quyết toán; hướng dẫn các địa phương bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch; kiểm tra, thanh tra việc sử dụng kinh phí theo quy định của pháp luật.

Phân công UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ động xây dựng kế hoạch và ưu tiên bố trí kinh phí cho công tác Bình đẳng giới và Vì sự tiến bộ của phụ nữ năm 2024 của địa phương; huy động nguồn lực để thực hiện và lồng ghép thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu về bình đẳng giới, lồng ghép các vấn đề về bình đẳng giới trong công tác hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương; thực hiện chế độ báo cáo hằng năm theo quy định.

Ngoài ra, các sở, ban, ngành tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh cũng căn cứ nhiệm vụ công tác của ngành, đơn vị để xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện chương trình công tác Bình đẳng giới và Vì sự tiến bộ của phụ nữ năm 2024, đảm bảo thiết thực, hiệu quả. Xây dựng kinh phí thực hiện các mục tiêu và chỉ tiêu gửi Sở Tài chính thẩm định theo quy định.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Giao lưu sáng kiến truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình, thúc đẩy bình đẳng giới

Giao lưu sáng kiến truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình, thúc đẩy bình đẳng giới

TPO - Tại buổi Giao lưu sáng kiến truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình do Trung ương Hội LHPN Việt Nam và Hội LHPN tỉnh Thanh Hóa phối hợp tổ chức, nhiều tiểu phẩm đặc sắc, nhiều sáng kiến hay, nhiểu hoạt động thu hút.., đã giúp hội viên, phụ nữ và nhân dân nhận thức rõ hơn trách nhiệm tham gia công tác phòng, chống bạo lực gia đình, thúc đẩy bình đẳng giới.