Lâm Đồng tích cực thực hiện bình đẳng giới

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Các cấp công đoàn ở Lâm Đồng triển khai nhiều chương trình hoạt động để nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, đảm bảo quyền lợi cho lao động nữ, nhất là những người sinh sống và làm việc ở vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Lâm Đồng tích cực thực hiện bình đẳng giới ảnh 1

Tặng nhà mái ấm công đoàn cho người lao động

Nâng cao tay nghề

Theo Liên đoàn lao động (LĐLĐ) tỉnh Lâm Đồng, toàn tỉnh hiện có hơn 40.000 nữ công nhân viên chức lao động, chiếm hơn 56,5% trên tổng số lao động ở địa phương. Một số ngành, nghề lĩnh vực có tỷ lệ nữ cao (từ 65%-85%) như y tế, giáo dục và một số doanh nghiệp chế biến rau, hoa xuất khẩu, du lịch, dệt may…

Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã tạo thêm nhiều cơ hội việc làm cho lao động nữ ở nông thôn. Tuy nhiên cũng có nhiều vấn đề cần tháo gỡ như khắc phục tư tưởng tự ti, an phận của một bộ phận lao động nữ là người dân tộc thiểu số.

Do trình độ học vấn, chuyên môn, nghề nghiệp của một bộ phận công nhân lao động nữ trong một số doanh nghiệp còn thấp, nên lao động nữ còn bị hạn chế hơn nam giới về thu nhập.

Ngoài ra, việc làm của một bộ phận lao động nữ ở khu vực kinh tế ngoài nhà nước còn thiếu ổn định, tiền công, tiền lương thấp nên phải làm việc tăng ca để cải thiện thu nhập, vì vậy chưa quan tâm đến các hoạt động thụ hưởng và nâng cao đời sống tinh thần.

Để khắc phục tình trạng trên, các cấp công đoàn phối hợp tổ chức các lớp đào tạo nâng cao tay nghề cho lao động nữ để đáp ứng yêu cầu thị trường lao động và phát huy được thế mạnh của phụ nữ. Bên cạnh đó, tích cực vận động lực lượng lao động nữ nêu cao tinh thần tự chủ, đoàn kết, vượt khó vươn lên, không ngừng tiến bộ.

Mặt khác, ông Hoàng Liên, Chủ tịch Liên đoàn lao động (LĐLĐ) tỉnh Lâm Đồng cho hay, từ nguồn vốn hơn 1 tỷ đồng thuộc Quỹ quốc gia về việc làm của Tổng LĐLĐ Việt Nam, thông qua Ngân hàng chính sách xã hội, Lâm Đồng cho các đoàn viên vay để tạo việc làm với lãi suất ưu đãi, mức vay từ 10 - 50 triệu đồng trên một dự án.

Cũng theo ông Liên, 80% số dự án do nữ làm chủ; cùng với vốn tự có của gia đình và huy động từ các nguồn khác, các lao động nữ đã đầu tư cho chăn nuôi, trồng trọt, dịch vụ, nhờ đó có thêm thu nhập cho gia đình.

Nhiều chương trình hỗ trợ khác

Lâm Đồng hiện đang quản lý “Quỹ trợ vốn công nhân lao động nghèo” với tổng số tiền trên 10,8 tỷ đồng, hàng năm giải quyết cho hơn 1.000 hộ có hoàn cảnh khó khăn vay với lãi suất thấp để phát triển kinh tế gia đình.

Phong trào phụ nữ giúp nhau làm kinh tế gia đình, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống cũng được đẩy mạnh. Nhiều ban nữ công đã vận động phụ nữ tự tạo nguồn vốn để hỗ trợ nhau như quỹ “xoay vòng vốn”, quỹ “trợ vốn”, quỹ “tương trợ”…

Theo ông Đỗ Đức Thiệm, Trưởng ban Tuyên giáo LĐLĐ tỉnh, các cấp công đoàn còn tăng cường tuyên truyền đến người lao động những chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về lao động, việc làm; Luật bình đẳng giới; Chương trình hành động thực hiện bình đẳng giới giai đoạn 2020 – 2025…

Qua đó, các cấp công đoàn góp phần nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm thực hiện bình đẳng giới; đấu tranh chống tư tưởng coi thường phụ nữ, các hành vi phân biệt đối xử, xâm hại nhân phẩm phụ nữ.

Các cấp công đoàn chủ động đề xuất với các cấp chính quyền, người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp cải thiện điều kiện làm việc, đảm bảo thu nhập ổn định cho lao động nữ.

Lâm Đồng tích cực thực hiện bình đẳng giới ảnh 2

Chăm sóc sức khỏe cho lao động nữ

LĐLĐ tỉnh và các LĐLĐ huyện, thành phố đã tiến hành hàng ngàn cuộc kiểm tra và phối hợp với các ngành chức năng tổ chức kiểm tra, giám sát tại các doanh nghiệp về việc thực hiện pháp luật lao động, đời sống, việc làm, thu nhập của người lao động nói chung và lao động nữ nói riêng.

Qua kiểm tra, phát hiện một số doanh nghiệp chưa chấp hành đúng chính sách riêng cho lao động nữ theo quy định của pháp luật như: nghỉ trong ngày hành kinh, nghỉ cho con bú, khám sức khỏe định kỳ...; từ đó yêu cầu các doanh nghiệp chấn chỉnh.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Giao lưu sáng kiến truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình, thúc đẩy bình đẳng giới

Giao lưu sáng kiến truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình, thúc đẩy bình đẳng giới

TPO - Tại buổi Giao lưu sáng kiến truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình do Trung ương Hội LHPN Việt Nam và Hội LHPN tỉnh Thanh Hóa phối hợp tổ chức, nhiều tiểu phẩm đặc sắc, nhiều sáng kiến hay, nhiểu hoạt động thu hút.., đã giúp hội viên, phụ nữ và nhân dân nhận thức rõ hơn trách nhiệm tham gia công tác phòng, chống bạo lực gia đình, thúc đẩy bình đẳng giới.