Hơn 300 bạn trẻ các dân tộc thiểu số sôi nổi giao lưu văn hóa, thể thao

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Chương trình có ý nghĩa thiết thực trong việc động viên, khích lệ các em học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số phấn đấu học tập, rèn luyện tốt để trưởng thành và cống hiến cho đất nước, đồng thời cũng là cơ hội để các em gắn kết, nâng cao hiểu biết về văn hóa cộng đồng, khơi gợi trong các em lòng yêu nước, yêu đồng bào.

Tối 3/11, chương trình “Giao lưu học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số tiêu biểu các trường Văn hóa, Thể thao và Du lịch khu vực phía Nam lần thứ VIII - năm 2023” đã bế mạc.

Chương trình do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức tại Trường Đại học Thể dục thể thao TPHCM trong hai ngày 2-3/11. Chương trình giao lưu là sự kiện văn hóa tiêu biểu thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đối với học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số đang học tập tại các cơ sở đào tạo trực thuộc bộ tại khu vực phía Nam nói riêng và cả nước nói chung.

Chương trình không chỉ có ý nghĩa thiết thực trong việc động viên, khích lệ các em học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số phấn đấu học tập, rèn luyện tốt để trưởng thành và cống hiến cho đất nước, mà còn là cơ hội để các em gắn kết, nâng cao hiểu biết về văn hóa cộng đồng, khơi gợi trong các em lòng yêu nước, yêu đồng bào, góp phần gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số trong cộng đồng văn hoá các dân tộc Việt Nam.

Hơn 300 bạn trẻ các dân tộc thiểu số sôi nổi giao lưu văn hóa, thể thao ảnh 1

Các em học sinh sinh viên đón nhận học bổng của chương trình. Ảnh: Mạnh Hảo

Năm nay, chương trình có sự tham gia của hơn 300 học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số đến từ 12 cơ sở đào tạo của ngành văn hóa, thể thao và du lịch tại khu vực phía Nam như: Đại học Văn hóa TPHCM, Đại học Mỹ thuật TPHCM, Đại học Thể dục thể thao TPHCM, Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia TPHCM, Nhạc viện TPHCM, Đại học Sân khấu - Điện ảnh TPHCM,…

Hơn 300 bạn trẻ các dân tộc thiểu số sôi nổi giao lưu văn hóa, thể thao ảnh 2

Bạn trẻ tham gia các tiết mục văn nghệ giao lưu trong chương trình.

Trong khuôn khổ chương trình giao lưu, các em học sinh, sinh viên đã tham gia nhiều hoạt động gồm: Tọa đàm “Dưỡng tâm trong, rèn trí sáng, xây hoài bão lớn” với nội dung thảo luận những vấn đề liên quan đến chính sách ưu tiên, chế độ hỗ trợ trong giáo dục, đào tạo cho học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số. Ngoài ra, các học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số còn tham gia chương trình đêm giao lưu với các tiết mục thi biểu diễn văn nghệ mang bản sắc văn hóa dân tộc đặc trưng; trao học bổng, hoạt động đốt lửa trại; các nội dung thi văn hóa - thể thao,…

Phát biểu tại lễ bế mạc, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông khẳng định qua 8 lần tổ chức, đến nay chương trình ngày càng bài bản, thực chất và có nhiều đổi mới tích cực. Chương trình đã tạo được hiệu ứng lan tỏa tốt không chỉ trên các nền tảng báo chí truyền thống, mà còn trên nhiều nền tảng số, mạng xã hội. Cùng với đó, nội dung hoạt động có chiều sâu, quan tâm nhiều hơn đến công tác nắm bắt tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của học sinh, sinh viên thông qua tổ chức tọa đàm, trao đổi, tương tác trực tiếp kết hợp với trực tuyến; các hoạt động thi đấu thể thao, giao lưu nghệ thuật cũng có nhiều khởi sắc, đa dạng và hấp dẫn, mang được những nét đặc trưng riêng của từng trường, từng dân tộc.

Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL đề nghị Vụ Đào tạo trên cơ sở nhiệm vụ được giao tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Văn phòng bộ, các cơ quan, đơn vị trong bộ và Đảng ủy, Ban Giám hiệu các cơ sở đào tạo của bộ khu vực phía Nam kịp thời tham mưu cho Ban Cán sự Đảng, lãnh đạo Bộ nhanh chóng hoàn thiện các chính sách đặc thù trong đào tạo sinh viên các ngành văn hóa, nghệ thuật, thể thao; đặc biệt là chính sách phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, tôn vinh, đãi ngộ đối với những học sinh - sinh viên ưu tú, xuất sắc trong học tập nói chung, các em học sinh - sinh viên dân tộc thiểu số nói riêng.

Bế mạc chương trình giao lưu, Ban tổ chức đã trao giải A, B, C cho các tiết mục văn nghệ; trao giải Nhất, Nhì, Ba cho các hoạt động thi thể thao.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

TPO - Thông tư mới của Bộ GD&ĐT quy định, dạy Tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 nhằm mục tiêu chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, chủ động cho trẻ trong học tập, hình thành kĩ năng học tập cơ bản và năng lực sử dụng Tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp, ứng xử xã hội cho trẻ.
Đan Viện Châu Sơn

Chiều buông Đan viện Châu Sơn

TP - Đã bao năm thênh thang vo vo bánh xe lăn những Quốc lộ số 1, đường Hồ Chí Minh và cao tốc đã khiến tôi bỏ bẵng đi xứ Nho Quan của đất Ninh Bình này. Mà đâu phải xứ lạ? Nho Quan kề ngay địa đầu phía Bắc của xứ Thanh chỉ cách Thành Nhà Hồ Vĩnh Lộc quê tôi vài chục cây số!
Các thành viên của Ethnicity trong một chuyến thực tế về địa phương

Dệt thổ cẩm bằng công nghệ số

TP - Yêu văn hóa dân tộc theo cách riêng, một nhóm bạn trẻ đã nhiệt huyết “dệt” hàng ngàn mẫu hoa văn thổ cẩm của người dân tộc thiểu số bằng công nghệ số. Và từ đây, thổ cẩm Việt đã đi ra thế giới.