Việc tháo gỡ vướng mắc 3 chương trình mục tiêu quốc gia 'rất tích cực'

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Đoàn giám sát ghi nhận và đánh giá cao sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ ngành. Phó Chủ tịch Quốc hội cho rằng, việc tháo gỡ vướng mắc thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia trong một năm qua rất tích cực.

Chiều 8/9, tại Nhà Quốc hội, Đoàn giám sát “Việc triển khai các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) giai đoạn 2021-2030” làm việc với Chính phủ.

Cuộc làm việc nhằm hoàn thiện một bước toàn văn Báo cáo kết quả giám sát và dự thảo Nghị quyết giám sát trước khi trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6 vào tháng 10 tới.

Việc tháo gỡ vướng mắc 3 chương trình mục tiêu quốc gia 'rất tích cực' ảnh 1

Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Nguyễn Lâm Thành

Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Nguyễn Lâm Thành cho biết, đây là lần đầu tiên Quốc hội tiến hành giám sát giữa kỳ và tiến hành đồng thời với 3 chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG), phạm vi rộng, cùng với những yêu cầu đổi mới trong hoạt động giám sát chuyên đề.

Tính đến 30/6, cả nước có 73,65% xã đạt chuẩn nông thôn mới; tỷ lệ hộ nghèo cả nước năm 2022 giảm 1,17%, vùng DTTS&MN giảm 3,4% đạt và vượt mục tiêu Nghị quyết của Quốc hội giao; tín dụng chính sách xã hội có vai trò quan trọng hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo và phát triển kinh tế - xã hội ở địa bàn các xã khó khăn và đặc biệt khó khăn.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Đoàn giám sát cũng chỉ rõ một số hạn chế, bất cập trong triển khai thực hiện 3 CTMTQG như kết quả xây dựng nông thôn mới chưa có chiều sâu, thiếu bền vững; nợ, hụt tiêu chí, xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu theo bộ tiêu chí mới, nhất là ở địa bàn khó khăn...

Việc tháo gỡ vướng mắc 3 chương trình mục tiêu quốc gia 'rất tích cực' ảnh 2

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang

Tại cuộc làm việc, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã giải trình, làm rõ một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện 3 CTMTQG của các bộ ngành và địa phương. Đồng thời thừa nhận trách nhiệm về các hạn chế, bất cập mà Đoàn giám sát đã nêu như khái niệm “lồng ghép” còn nhiều vấn đề, việc phối hợp giữa các bộ ngành và địa phương, năng lực cán bộ còn hạn chế…

Phó Thủ tướng cho biết sẽ tiếp tục khắc phục các vướng mắc, bất cập trong thời gian tới để đạt mục tiêu đề ra.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cơ bản tán thành về kết quả đạt được cũng như tồn tại, hạn chế, nguyên nhân chủ quan, khách quan.

Việc tháo gỡ vướng mắc 3 chương trình mục tiêu quốc gia 'rất tích cực' ảnh 3

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đề nghị Đoàn giám sát cập nhật thêm thông tin, đến hết ngày 31/8/2023, hệ thống văn bản pháp lý cơ bản đã hoàn thiện. Về kết quả thực hiện CTMTQG, mong muốn Đoàn giám sát bổ sung thêm số liệu cập nhật của cả 3 CTMTQG đến ngày 31/8/2023.

Phát biểu kết luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Trưởng Đoàn giám sát nêu rõ, Đoàn giám sát sẽ tiếp thu toàn bộ ý kiến của các bộ ngành trung ương, đặc biệt là ý kiến của đồng chí Phó Thủ tướng để hoàn chỉnh báo cáo với tinh thần đồng hành, chia sẻ với Chính phủ, bởi đây là việc chung của đất nước, không phải của riêng ai và “giám sát không phải để đổ thừa qua lại”.

Việc tháo gỡ vướng mắc 3 chương trình mục tiêu quốc gia 'rất tích cực' ảnh 4

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Trưởng Đoàn giám sát

Đoàn giám sát ghi nhận và đánh giá cao sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ ngành. Phó Chủ tịch Quốc hội cho rằng, việc tháo gỡ vướng mắc thực hiện 3 CTMTQG trong một năm qua rất tích cực, đề nghị trong Báo cáo toàn văn và Báo cáo tóm tắt sẽ đưa thêm đánh giá này và cập nhật số liệu đến tháng 9/2023.

Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các bộ ngành với tinh thần quyết liệt chỉ đạo tổ chức thực hiện ở cơ sở, báo cáo bổ sung và cập nhật số liệu, đề nghị Thường trực Đoàn giám sát phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan bổ sung toàn văn báo cáo, hệ thống số liệu để hoàn thiện báo cáo kết quả.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Đẩy lùi hủ tục, hành vi phản cảm, bạo lực trong lễ hội

Đẩy lùi hủ tục, hành vi phản cảm, bạo lực trong lễ hội

TPO - Bộ tiêu chí về môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống vừa được lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL) ký ban hành với mục đích đảm bảo một mùa lễ hội văn minh, lành mạnh, đồng thời bài trừ hủ tục, tập quán lạc hậu, nghi lễ có tính bạo lực và các hành vi phản cảm, lệch chuẩn.
Điểm cầu tỉnh Cao bằng tham gia họp trực tuyến.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh làm việc với tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn

TPO - Sáng 23/11, ông Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc chủ trì Hội nghị trực tuyến làm việc với lãnh đạo các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng, xuất nhập khẩu, nhà ở xã hội, thị trường bất động sản, kỷ luật kỷ cương hành chính; tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của 2 tỉnh trong quá trình thực hiện.