Về thăm căn cứ của người anh hùng áo vải Hoàng Hoa Thám

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Khu di tích khởi nghĩa Yên Thế được Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt năm 2012.
Về thăm căn cứ của người anh hùng áo vải Hoàng Hoa Thám ảnh 1

Khu di tích khởi nghĩa Yên Thế thuộc huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang cách thành phố Bắc Giang 27 km về phía Tây Bắc theo đường tỉnh lộ 284.

Về thăm căn cứ của người anh hùng áo vải Hoàng Hoa Thám ảnh 2

Tượng đài người anh hùng áo vải Hoàng Hoa Thám tại khu vực Trung tâm của khu di tích khởi nghĩa Yên Thế

Về thăm căn cứ của người anh hùng áo vải Hoàng Hoa Thám ảnh 3

Khu di tích phản ánh sinh động quá trình xây dựng lực lượng, tổ chức chiến đấu anh dũng của nghĩa quân Yên Thế trong suốt 30 năm kiên cường chống lại thực dân Pháp (từ 1884-1913). Trong ảnh là đền Thề, nơi thủ lĩnh Hoàng Hoa Thám cùng các nghĩa quân Yên Thế cắt máu ăn thề trước mỗi lần xuất trận.

Về thăm căn cứ của người anh hùng áo vải Hoàng Hoa Thám ảnh 4

Phía trong đền Thề

Về thăm căn cứ của người anh hùng áo vải Hoàng Hoa Thám ảnh 5

Nhà trưng bày khởi nghĩa Yên Thế với những hình ảnh, hiện vật của cuộc khởi nghĩa.

Về thăm căn cứ của người anh hùng áo vải Hoàng Hoa Thám ảnh 6

Khẩu thần công trước nhà trưng bày

Về thăm căn cứ của người anh hùng áo vải Hoàng Hoa Thám ảnh 7

Đồn phồn Xương được coi là đại bản doanh của nghĩa quân Yên Thế, được xây dựng trong hai năm 1894-1895. Đây là một trong 23 điểm di tích và cụm di tích thuộc di tích lịch sử những địa điểm khởi nghĩa Yên Thế được xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt.

Về thăm căn cứ của người anh hùng áo vải Hoàng Hoa Thám ảnh 8

Sau hai lần đến hội kiến với Hoàng Hoa Thám tại đồn Phồn Xương giai đoạn 1905-1906 khi về Phan Bội Châu viết cảm nhận: "... Tôi hai lần tới Đồn, xem khắp xung quanh thấy trâu cày từng đội, chim rừng quện người, trẻ em, đàn bà nhởn nhơ, tiếng chày rậm rịch, có vẻ vui của những ngày đình đám, hội hè mà không hề có tiếng thở than về chính quyền bạo ngược..."

Về thăm căn cứ của người anh hùng áo vải Hoàng Hoa Thám ảnh 9

Phía sau đồn Phồn Xương là doanh trại, chiến lũy của nghĩa quân Đề Thám. Đồn Phồn Xương có bình đồ kiến trúc hình chữ nhật nằm dọc theo hướng Bắc - Nam gồm 2 vòng thành: Thành nội và thành ngoại với tổng diện tích 3.200m2.

Về thăm căn cứ của người anh hùng áo vải Hoàng Hoa Thám ảnh 10

Đồn Phồn Xương còn có tên gọi khác là Đồn Gồ hoặc Đồn Gụ. Trải qua thời gian, chiến tranh tàn phá, Đồn Phồn Xương được trùng tu, tôn tạo vào các năm 1982, 1994 và 2014. Đến thăm các dấu tích thành lũy còn tồn tại đến ngày nay chúng ta sẽ cảm nhận được âm vang và hào khí đấu tranh bất diệt của cuộc khởi nghĩa Yên Thế ngày nào.

Hoàng Hoa Thám, tên thật là Trương Văn Nghĩa, sinh năm 1858, quê ở làng Dị Chế, xã Dị Chế, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Ông là thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa Yên Thế chống thực dân Pháp, là cuộc khởi nghĩa nông dân oanh liệt và kéo dài nhất trong lịch sử Việt Nam lúc bấy giờ. Vượt lên trên tất cả ký ức hào hùng cuộc khởi nghĩa là hình ảnh của người thủ lĩnh Hoàng Hoa Thám – Hùm Thiêng Yên Thế.

Khi thực dân Pháp chiếm Bắc Ninh tháng 3/1884, Hoàng Hoa Thám ra nhập nghĩa binh của Lương Văn Nắm tức Đề Nắm. Tháng 4/1892, Đề Nắm bị Đề Sặt sát hại, Hoàng Hoa Thám trở thành thủ lĩnh tối cao của phong trào Yên Thế.

Qua 10 năm chiến đấu với nghĩa quân Yên Thế từ năm 1884 – 1894, quân Pháp xâm lược phải gánh nhiều thiệt hại nặng nề. Tiêu biểu là các trận đánh ở Thung Lũng, Hố Chuối năm 1890 và Đồng Hom năm 1892.

Ngày 29/1/1909, Thống sứ Bắc Kỳ đã huy động 15.000 quân chính quy và khố xanh, 400 lính dõng là lực lượng lớn nhất lúc đó, do đại tá Ba Tay và đại thần Lê Hoan, mở cuộc tổng tấn công vào căn cứ Yên Thế. Cuộc chiến đấu không cân sức này đã làm cho nghĩa quân tổn thất nặng nề.

Đến ngày 10/2/1913, Hoàng Hoa Thám bị giặc sát hại. Cuộc khởi nghĩa tuy bị dập tắt song đã để lại một trang sử hào hùng về truyền thống, chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, đóng góp nhiều kinh nghiệm quý vào kho tàng lịch sử quân sự Việt Nam, đặc biệt là những nét độc đáo về chiến tranh du kích về xây dựng lực lượng, căn cứ làng xã chiến đấu liên hoàn trên một địa bàn rộng khắp.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

TPO - Thông tư mới của Bộ GD&ĐT quy định, dạy Tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 nhằm mục tiêu chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, chủ động cho trẻ trong học tập, hình thành kĩ năng học tập cơ bản và năng lực sử dụng Tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp, ứng xử xã hội cho trẻ.
Đan Viện Châu Sơn

Chiều buông Đan viện Châu Sơn

TP - Đã bao năm thênh thang vo vo bánh xe lăn những Quốc lộ số 1, đường Hồ Chí Minh và cao tốc đã khiến tôi bỏ bẵng đi xứ Nho Quan của đất Ninh Bình này. Mà đâu phải xứ lạ? Nho Quan kề ngay địa đầu phía Bắc của xứ Thanh chỉ cách Thành Nhà Hồ Vĩnh Lộc quê tôi vài chục cây số!
Các thành viên của Ethnicity trong một chuyến thực tế về địa phương

Dệt thổ cẩm bằng công nghệ số

TP - Yêu văn hóa dân tộc theo cách riêng, một nhóm bạn trẻ đã nhiệt huyết “dệt” hàng ngàn mẫu hoa văn thổ cẩm của người dân tộc thiểu số bằng công nghệ số. Và từ đây, thổ cẩm Việt đã đi ra thế giới.