Tưng bừng ngày hội văn hoá các dân tộc miền Trung lần thứ IV

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Tối 8/9, tại quảng trường Nguyễn Tất Thành (TP Quy Nhơn, Bình Định) đã diễn ra lễ khai mạc ngày hội văn hoá các dân tộc miền Trung lần thứ IV. Sự kiện này được Bộ VH-TT&DL và UBND tỉnh Bình Định tổ chức.

Chương trình nghệ thuật khai mạc có chủ đề "Miền Trung lung linh sắc màu hội tụ". Tham gia biểu diễn có khoảng 800 ca sĩ, nghệ sĩ, diễn viên, nghệ nhân chuyên nghiệp và quần chúng. Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ IV diễn ra từ ngày 8 đến 10/9 với sự tham gia của 11 tỉnh: Thanh Hóa, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.

Tưng bừng ngày hội văn hoá các dân tộc miền Trung lần thứ IV ảnh 1

Chương trình nghệ thuật diễn ra tại Lễ khai mạc có chủ đề “Miền Trung lung linh sắc màu hội tụ”

Phát biểu tại buổi lễ khai mạc, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho hay, trong dòng chảy lịch sử của dân tộc, dải đất miền Trung được xem là nơi hội tụ, chuyển tiếp và kết tinh nhiều giá trị văn hóa. Cộng đồng các dân tộc miền Trung đã góp phần tạo nên bức tranh văn hóa đa sắc màu với bề dày hơn 2.000 năm, tiêu biểu là nền văn hóa Sa Huỳnh và nền văn minh Champa.

Nơi đây sở hữu giá trị tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên văn hóa đồ sộ. Cùng với đó, là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc Thái, Mường, Bru-Vân Kiều, Cơ Tu, Bana, Gia Rai, Giẻ Triêng, Co, Xơ Đăng, Mnông, Chăm và nhiều tộc người khác, gắn liền với quá trình khai thiên lập địa.

Ngày hội lần này tạo ra một không gian văn hóa ý nghĩa, để các cơ quan quản lý văn hóa, các nghệ sĩ, nghệ nhân, đồng bào các dân tộc thiểu số… gặp gỡ, giao lưu, chia sẻ những kinh nghiệm trong việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Đồng thời, là dịp để người dân và du khách có cơ hội hiểu rõ hơn về những đặc trưng văn hóa của đồng bào các dân tộc miền Trung qua các hoạt động dân ca, dân vũ, trình diễn trang phục dân tộc truyền thống, khám phá ẩm thực,…

Tưng bừng ngày hội văn hoá các dân tộc miền Trung lần thứ IV ảnh 2

Ngày hội là dịp để các nghệ nhân, diễn viên gặp gỡ, giao lưu.

Tại lễ khai mạc, Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Hồ Quốc Dũng cho hay, trong những năm qua, Bình Định luôn ưu tiên dành nguồn lực đầu tư hỗ trợ cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số; quan tâm đẩy mạnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Bình Định, giai đoạn 2021-2030, trong đó có công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch.

Ngày hội cũng là cơ hội để tỉnh quảng bá, giới thiệu các sản phẩm văn hóa du lịch của quê hương và con người Bình Định với bạn bè, du khách trong và ngoài nước,...

Tưng bừng ngày hội văn hoá các dân tộc miền Trung lần thứ IV ảnh 3

Khai mạc Ngày hội văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ IV - năm 2023 tại Bình Định.

Tưng bừng ngày hội văn hoá các dân tộc miền Trung lần thứ IV ảnh 4

Ngày hội là dịp tôn vinh, quảng bá các giá trị văn hóa độc đáo, đặc sắc của đồng bào các dân tộc miền Trung tới người dân, du khách quốc tế.

Tưng bừng ngày hội văn hoá các dân tộc miền Trung lần thứ IV ảnh 5

Trải qua 3 lần tổ chức, Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung đã góp phần giáo dục truyền thống lịch sử, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc miền Trung.

Thông qua Ngày hội, những thành tựu về văn hóa được tạo dựng qua nhiều thế hệ sẽ được nối tiếp, vun đắp và tô đậm hơn theo thời gian của lịch sử, đó cũng là minh chứng hùng hồn cho tinh thần đoàn kết, ý chí bất khuất và khát vọng vươn lên của đồng bào các dân tộc nơi đây.

Đây cũng là dịp tôn vinh và quảng bá các giá trị văn hóa độc đáo, đặc sắc của đồng bào các dân tộc miền Trung tới người dân, du khách quốc tế, góp phần phát huy các giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch, tạo đà cho phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương.

Trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung, một số hoạt động thi đấu thể thao như bắn nỏ, đẩy gậy, bắn ná,… diễn ra khá sôi nổi. Cổ động viên đến cổ vũ nhiệt tình, tiếp lửa để VĐV các đoàn thi đấu quyết tâm, giành thành tích cao.

Ngoài ra, còn có một số hoạt động như: Liên hoan văn nghệ quần chúng; trình diễn trang phục dân tộc truyền thống; trình diễn, giới thiệu trích đoạn lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa truyền thống dân tộc; trưng bày giới thiệu, quảng bá văn hóa truyền thống địa phương; trưng bày, chế biến và giới thiệu ẩm và các hoạt động du lịch…

Tưng bừng ngày hội văn hoá các dân tộc miền Trung lần thứ IV ảnh 6

Các đội thi bắn nỏ.

Tưng bừng ngày hội văn hoá các dân tộc miền Trung lần thứ IV ảnh 7

Một VĐV đến từ Quảng Bình tham gia tranh tài môn bắn nỏ.

Tưng bừng ngày hội văn hoá các dân tộc miền Trung lần thứ IV ảnh 8
Tưng bừng ngày hội văn hoá các dân tộc miền Trung lần thứ IV ảnh 9
Tưng bừng ngày hội văn hoá các dân tộc miền Trung lần thứ IV ảnh 10

Trọng tài kiểm tra điểm bắn.

Tưng bừng ngày hội văn hoá các dân tộc miền Trung lần thứ IV ảnh 11
Tưng bừng ngày hội văn hoá các dân tộc miền Trung lần thứ IV ảnh 12

Các VĐV tranh tài môn đẩy gậy.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

TPO - Thông tư mới của Bộ GD&ĐT quy định, dạy Tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 nhằm mục tiêu chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, chủ động cho trẻ trong học tập, hình thành kĩ năng học tập cơ bản và năng lực sử dụng Tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp, ứng xử xã hội cho trẻ.
Đan Viện Châu Sơn

Chiều buông Đan viện Châu Sơn

TP - Đã bao năm thênh thang vo vo bánh xe lăn những Quốc lộ số 1, đường Hồ Chí Minh và cao tốc đã khiến tôi bỏ bẵng đi xứ Nho Quan của đất Ninh Bình này. Mà đâu phải xứ lạ? Nho Quan kề ngay địa đầu phía Bắc của xứ Thanh chỉ cách Thành Nhà Hồ Vĩnh Lộc quê tôi vài chục cây số!
Các thành viên của Ethnicity trong một chuyến thực tế về địa phương

Dệt thổ cẩm bằng công nghệ số

TP - Yêu văn hóa dân tộc theo cách riêng, một nhóm bạn trẻ đã nhiệt huyết “dệt” hàng ngàn mẫu hoa văn thổ cẩm của người dân tộc thiểu số bằng công nghệ số. Và từ đây, thổ cẩm Việt đã đi ra thế giới.