Thúc đẩy bình đẳng giới thông qua tác phẩm báo chí

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Sáng 13/11, tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp cùng tổ chức Oxfam tại Việt Nam thực hiện chương trình Tọa đàm và Trưng bày "Báo chí qua lăng kính giới". 

Chương trình được tổ chức nhằm chia sẻ các vấn đề liên quan đến vai trò của báo chí trong việc nâng cao nhận thức cộng đồng, thúc đẩy bình đẳng giới; nhận diện tình trạng định kiến giới trong xã hội thể hiện trên báo chí - truyền thông; thảo luận về khuôn mẫu giới, sạn giới, cách thức xây dựng sản phẩm báo chí có nhạy cảm giới.

Thúc đẩy bình đẳng giới thông qua tác phẩm báo chí ảnh 1
PGS.TS Đỗ Thị Thu Hằng, Trưởng ban Nghiệp vụ Hội nhà báo Việt Nam chủ trì tọa đàm.

Đánh giá về công tác báo chí liên quan đến tuyên truyền bình đẳng giới, nhà báo Vĩnh Quyên, nguyên Phó Tổng Giám đốc Kênh Truyền hình Quốc hội cho rằng định kiến giới vẫn luôn ẩn mình trong các tác phẩm truyền thông và phần nào đấy gây tác động về nhận thức, thái độ cũng như hành vi của con người, làm sai lệch và có những đánh giá tiêu cực về vị trí, vai trò và năng lực của nam và nữ.

Theo PGS.TS Đỗ Thị Thu Hằng, Trưởng ban Nghiệp vụ Hội nhà báo Việt Nam, những nhận thức chưa đúng về trách nhiệm giới và vai trò giới được vẫn còn tồn tại ở nhiều mặt trong đời sống. Có nhiều định kiến không đúng về vị trí, vai trò của người phụ nữ trong đời sống gia đình và cả xã hội và những định kiến đó cần sớm được loại bỏ.

PGS.TS Đỗ Thị Thu Hằng cũng nhấn mạnh quá trình đấu tranh chống định kiến giới không hề dễ dàng. Bởi vậy cần phát huy hơn nữa vai trò của báo chí hay nói cách khác chính bản thân những làm báo và đặc biệt là những người phụ nữ làm báo phải là những người chiến sĩ tiên phong, đi đầu trong việc đấu tranh để xóa bỏ định kiến giới, nâng cao nhận thức cộng đồng, những người xung quanh mình về vai trò, vị trí của phụ nữ trong gia đình và trong xã hội.

Theo Tổng Biên tập báo Phụ nữ Việt Nam Nguyễn Thục Hạnh, để thay đổi nhận thức, hành vi, thúc đẩy bình đẳng giới, các sản phẩm báo chí cần hướng tới thay đổi, xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu về giới, giúp hiểu đúng và tôn trọng đa dạng về giới. Những tác phẩm báo chí cần phải huy động sự chung tay cùng vào cuộc của các giới để phát huy bình đẳng giới.

Thực tế cho thấy, câu chuyện về định kiến giới đòi hỏi phải trải qua một quá trình bền bỉ, lâu dài mới có thể thay đổi được nhận thức. Việc truyền thông thúc đẩy bình đẳng giới vẫn còn chịu nhiều ảnh hưởng từ văn hóa phong kiến đã ăn sâu bám rễ trong tư tưởng của mỗi người như trọng nam khinh nữ, phụ nữ là phái yếu, phải phục tùng,...

Thúc đẩy bình đẳng giới thông qua tác phẩm báo chí ảnh 2

Chuyên gia Lê Văn Sơn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Giới, Gia đình và Phát triển cộng đồng phát biểu tại tọa đàm.

Trong buổi tọa đàm, chuyên gia Lê Văn Sơn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Giới, Gia đình và Phát triển cộng đồng đã nêu một số biểu hiện của định kiến giới vẫn còn tồn tại trong tác phẩm báo chí hiện này đồng thời gợi ý các nội dung nhằm bảo đảm nhạy cảm giới trong truyền thông như: Không sử dụng hình ảnh làm nặng thêm định kiến giới, khuôn mẫu giới vốn có; sử dụng hài hòa hình ảnh minh họa, ý kiến của nam, nữ trong sản phẩm báo chí,...

Trao đổi với phóng viên về đẩy mạnh vai trò của truyền thông trong việc lan tỏa những thông điệp, nhận thức đến với mọi người, đặc biệt là với những người dân tộc thiểu số, PGS.TS Đỗ Thị Thu Hằng cho rằng: Đầu tiên, hình ảnh, câu chuyện mà những người phụ nữ quan tâm cần được xuất hiện với tần suất cao hơn với những hình ảnh chính xác, đa chiều và thể hiện rõ trong thông điệp báo chí.

Thứ hai, cần phải chú trọng hơn những quyền được tham gia, được xuất hiện trên những phương tiện thông tin đại chúng của nữ giới. Bên cạnh đó, cần phải cân nhắc thúc đẩy truyền thông về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về những nguyên tắc và tăng cường trách nhiệm của xã hội trong việc nâng cao nhận thức của cộng đồng về giới, đấu tranh, xóa bỏ định kiến giới và bằng mọi cách tìm mọi giải pháp để thúc đẩy bình đẳng giới.

Trong khuôn khổ sự kiện, trưng bày chuyên đề có tính lịch sử về các sản phẩm báo chí đề cập đến vấn đề giới tại Việt Nam trong hơn một thế kỷ qua. Đây là một điểm nhấn sinh động và ý nghĩa phục vụ các mục tiêu đề ra của chương trình, khẳng định vai trò của báo chí trong truyền thông chống bất bình đẳng giới.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Giao lưu sáng kiến truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình, thúc đẩy bình đẳng giới

Giao lưu sáng kiến truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình, thúc đẩy bình đẳng giới

TPO - Tại buổi Giao lưu sáng kiến truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình do Trung ương Hội LHPN Việt Nam và Hội LHPN tỉnh Thanh Hóa phối hợp tổ chức, nhiều tiểu phẩm đặc sắc, nhiều sáng kiến hay, nhiểu hoạt động thu hút.., đã giúp hội viên, phụ nữ và nhân dân nhận thức rõ hơn trách nhiệm tham gia công tác phòng, chống bạo lực gia đình, thúc đẩy bình đẳng giới.