Tận dụng thế mạnh của công nghệ số trong truyền thông bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số

TPO - Tận dụng thế mạnh của công nghệ số và sự phổ cập internet hiện nay để lan tỏa các nội dung và thông điệp về bình đẳng giới, đặc biệt là nhóm thanh niên người dân tộc thiểu số thông qua nền tảng internet và mạng xã hội như Facebook, Tiktok, Zalo và Youtube...

Truyền thông có tác động đặc biệt trong việc truyền tải nội dung thông tin về bình đẳng giới, góp phần thay đổi nhận thức và hành vi của công chúng. Việc tuyên truyền, vận động, lan tỏa những thông điệp đúng đắn, sâu sắc, toàn diện về bình đẳng giới có vai trò quan trọng của công tác truyền thông.

Trong những năm qua, hoạt động truyền thông về bình đẳng giới ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần cung cấp đầy đủ thông tin, kiến thức, các quy định pháp luật cho người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số, tạo những chuyển biến rõ nét về nhận thức, thay đổi hành vi, góp phần xóa bỏ định kiến giới.

Để tăng cường hơn nữa công tác truyền thông bình đẳng giới (BĐG), thực hiện hiệu quả việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bình đẳng giới đối với phụ nữ và trẻ em dân tộc thiểu số, nâng cao nhận thức về BĐG cho người dân, cơ quan, tổ chức có liên quan; tăng cường trách nhiệm lồng ghép giới của các cơ quan, ban, ngành; từng bước xóa bỏ các định kiến giới, khuôn mẫu giới trong gia đình người dân tộc thiểu số; Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam vừa qua, đã ban hành Chiến lược truyền thông về bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em dân tộc thiểu số giai đoạn 2023-2025 và định hướng đến 2030.

Tận dụng thế mạnh của công nghệ số trong truyền thông bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số ảnh 1

Trong Chiến lược kể trên đã nêu rõ các kênh truyền thông áp dụng. Theo đó, truyền thông trực tiếp vẫn là phương thức truyền thông mang lại hiệu quả và cần được quan tâm phát huy đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi. Đặc biệt cấp cơ sở cần chú trọng đầu tư, nâng cao chất lượng của các hoạt động truyền thông trực tiếp.

Cụ thể, thành lập và duy trì truyền thông cộng đồng tại các thôn bản. Các thành viên của tổ tuyên truyền cần được tập huấn kiến thức và kỹ năng truyền thông về BĐG, kỹ năng phân tích giới và nhận diện vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em ở vùng DTTS.

Sau đó, các thành viên tổ truyền thông cộng đồng thực hiện các hoạt động truyền thông tại cộng đồng. Các buổi truyền thống sẽ được thực hiện theo quy mô khác nhau, tùy thuộc vào nguồn lực, ví dụ các buổi truyền thông nhóm nhỏ: các sự kiện truyền thông nhóm lớn nhân dịp các sự kiện văn hóa, chính trị xã hội quan trọng tại địa phương.

Lồng ghép các nội dung truyền thông về BĐG và vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em trong các cuộc họp tại thôn bản như: Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Mặt trận Tổ quốc, Hội Cựu chiến binh. Các buổi truyền thông thực hiện theo nguyên tắc kết hợp các nguồn lực và lồng ghép các nội dung cho phù hợp với điều kiện thực tế ở từng địa phương.

Bên cạnh đó, tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo nâng cao kiến thức, kỹ năng về BĐG và các vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em ở vùng DTTS. Quy mô và đối tượng tham gia các lớp tập huấn phụ thuộc vào điều kiện thực tế ở từng địa phương.

Truyền thông về BĐG có hiệu quả nhất định thông qua các cuộc thi tìm hiểu kiến thức nhằm thu hút sự tham gia đông đảo của nam, nữ người DTTS. Thông qua các sự kiện nhằm truyền tải kiến thức, thay đổi thái độ và hành vi của người DTTS về BĐG. Các sự kiện cuộc thi, hội thi có thể được triển khai riêng biệt hoặc lồng ghép với các sự kiện văn hóa, chính trị và xã hội quan trọng tại địa phương.

Tận dụng thế mạnh của công nghệ số trong truyền thông bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số ảnh 2

Tận dụng thế mạnh của công nghệ số và sự phổ cập internet hiện nay để lan tỏa các nội dung và thông điệp về BĐG tới nhóm đối tượng đích. Ảnh: Minh họa

Bên cạnh các kênh truyền thông trực tiếp, có thể áp dụng tuyên truyền BĐG thông qua một số kênh truyền thông gián tiếp như truyền hình, loa phát thanh ở xã phường, thôn ấp... Các nội dung và thông điệp truyền thông về BĐG và các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em sẽ được thiết kế dưới dạng phóng sự, các tin bài để tiếp cận đến các đối tượng.

Ngoài ra, tận dụng thế mạnh của công nghệ số và sự phổ cập internet hiện nay để lan tỏa các nội dung và thông điệp về BĐG tới nhóm đối tượng đích, đặc biệt là nhóm thanh niên người DTTS thông qua nền tảng internet và mạng xã hội như Facebook, Tiktok, Zalo và Youtube...

Các sản phẩm truyền thông sử dụng qua kênh này là những phim ngắn, tiểu phẩm hoặc hình ảnh mang thông điệp về BĐG và xóa bỏ các định kiến về giới trong vai trò chăm sóc, làm việc nhà, vai trò kinh tế, ra quyết định quan trọng trong gia đình, tham gia các hoạt động phát triển KTXH và chính trị tại địa phương.

Bên cạnh đó, các nội dung truyền thông về bình đẳng giới và các vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em có thể truyền tải thông qua một số ấn phẩm truyền thông như tờ rơi, tờ gấp và các tài liệu in; pano, áp phích, băng rôn. Các sản phẩm truyền thông được số hóa dưới dạng clip và phiên dịch phù hợp với ngôn ngữ của đồng bào (đối với những DTTS có tiếng nói, chữ viết...) ..

Chiến lược truyền thông về bình đẳng giới yêu cầu tăng cường các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về biểu hiện của khuôn mẫu giới, định kiến giới và phân biệt đối xử về giới trong vai trò chăm sóc, vai trò kinh tế, ra quyết định trong gia đình và tham gia các hoạt động văn hóa, kinh tế và chính trị và tác động đến đời sống phụ nữ, trẻ em.

Xác định những vấn đề bất bình đẳng giới, biểu hiện khuôn mẫu giới, định kiến giới và phân biệt đối xử về giới phổ biến của địa phương để tập trung tuyên truyền thay đổi.

Cần đổi mới hình thức và phương tiện truyền thông, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ và nền tảng số, đa dạng các sản phẩm truyền thông phù hợp với đối tượng, đặc thù văn hóa vùng miền. Thúc đẩy sự tham gia của các nhóm đối tượng, nhất là những người có uy tín, có ảnh hưởng trong cộng đồng và nam giới vào các hoạt động truyền thông.

Tăng cường tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng truyền thông về BĐG cho các thành viên của tổ truyền thông cộng đồng và đội ngũ tuyên truyền viên, báo cáo viên tại cơ sở.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Giao lưu sáng kiến truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình, thúc đẩy bình đẳng giới

Giao lưu sáng kiến truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình, thúc đẩy bình đẳng giới

TPO - Tại buổi Giao lưu sáng kiến truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình do Trung ương Hội LHPN Việt Nam và Hội LHPN tỉnh Thanh Hóa phối hợp tổ chức, nhiều tiểu phẩm đặc sắc, nhiều sáng kiến hay, nhiểu hoạt động thu hút.., đã giúp hội viên, phụ nữ và nhân dân nhận thức rõ hơn trách nhiệm tham gia công tác phòng, chống bạo lực gia đình, thúc đẩy bình đẳng giới.