Sơn La tích cực tuyên truyền bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Tỉnh Sơn La đã và đang triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án “Hỗ trợ hoạt động Bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2018 - 2025”, qua đó tạo sự chuyển biến tích cực trong thực hiện bình đẳng giới và nâng cao vị thế của phụ nữ ở vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.

Nhiều hoạt động tuyên truyền đã được thực hiện

Trong những năm qua, tỉnh Sơn La đã triển khai nhiều giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả công tác thúc đẩy bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số. Tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 53/KH-UBND về thực hiện Đề án "Hỗ trợ hoạt động Bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số.

Đề án được thực hiện trên địa bàn các xã và huyện có đồng bào dân tộc thiểu số rất ít người như: huyện Mường La, Thuận Châu, Quỳnh Nhai, Mộc Châu, dưới các hình thức như: hoạt động truyền thông, vận động, nâng cao nhận thức về bình đẳng giới; cung cấp thông tin, tài liệu, sản phẩm truyền thông; hoạt động tư vấn, can thiệp, triển khai mô hình; hoạt động tuyên truyền kỹ năng sống về giới và bình đẳng giới trong các trường học (các trường bán trú và dân tộc nội trú).

Công tác tuyên truyền, vận động được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, luôn được cấp uỷ, chính quyền coi trọng thực hiện.

Nhiều hình thức tuyên truyền được thực hiện sinh động, phong phú như: tuyên truyền lồng ghép trong các chuyên mục trên các cơ quan thông tấn, báo chí; tuyên truyền bằng xe thông tin lưu động đến các xã, bản; treo băng rôn, khẩu hiệu vượt đường, chiếu phim lưu động tại các xã, bản; tổ chức tuyên truyền trong các buổi họp dân tại các bản, tổ dân phố, các buổi sinh hoạt của nhóm liên gia tự quản tại cơ sở;… Qua đó nâng cao nhận thức cho các tầng lớp nhân dân về chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước có liên quan đến bình đẳng giới.

Sơn La tích cực tuyên truyền bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số ảnh 1
Các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức và ý thức pháp luật, chuyển đổi hành vi của đồng bào dân tộc thiểu số về bình đẳng giới, tiến tới nhằm xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới, định kiến giới và các quan niệm lạc hậu về giới trong cộng đồng các dân tộc thiểu số. Ảnh minh họa: Châu Linh

Hướng tới các hoạt động thiết thực

Ban Dân tộc tỉnh cho biết, trong thời gian tới sẽ tiếp tục thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021 - 2030, gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn 1 từ năm 2021 - 2025.

Bên cạnh công tác tuyên truyền, sẽ thực hiện thêm nhiều hoạt động thiết thực hơn nữa góp phần giảm thiểu, tiến tới chấm dứt tình trạng bạo lực, xâm hại đối với phụ nữ và trẻ em, đẩy mạnh phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các vụ việc bạo lực, xâm hại đối với phụ nữ và trẻ em.

Để triển khai thực hiện các chỉ tiêu, mục tiêu về bình đẳng giới, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thường xuyên phối hợp với các sở, ngành: Công an, Tư pháp, Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh đoàn, UBND các huyện, thành phố tổ chức các cuộc thi tìm hiểu kiến thức Luật bình đẳng giới đối với trẻ em tại các trường THPT trên địa bàn toàn tỉnh, thu hút hàng nghìn lượt học sinh, giáo viên tham gia.

Trong 6 tháng đầu năm 2023, đã có 5/14 trường trên địa bàn tỉnh tổ chức sinh hoạt ngoại khóa cho các em vùng đồng bào dân tộc thiểu số ít người tại xã Hua Trai huyện Mường La, xã Tân lập huyện Mộc Châu, xã Chiềng Khay, Chiềng Bằng huyện Quỳnh Nhai, xã Bon Phặng huyện Thuận Châu.

Từ nay đến cuối năm 2023, Ban Dân tộc chủ trì phối hợp với UBND huyện Thuận Châu, Mộc Châu, Quỳnh Nhai, Mường La sẽ tổ chức 14 buổi sinh hoạt ngoại khóa tại các trường Trung học cơ sở vùng dân tộc thiểu số, trong đó tập trung tuyên truyền Luật bình đẳng giới, Luật hôn nhân và gia đình, Luật phòng chống bạo lực gia đình và các nội dung liên quan đến yếu tố giới cho trường Trung học phổ thông và Trung học cơ sở vùng dân tộc thiểu số.

Các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức và ý thức pháp luật, chuyển đổi hành vi của đồng bào dân tộc thiểu số về bình đẳng giới, tiến tới nhằm xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới, định kiến giới và các quan niệm lạc hậu về giới trong cộng đồng các dân tộc thiểu số; nâng cao vị thế, vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số trong gia đình, xã hội, giảm khoảng cách về giới.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Giao lưu sáng kiến truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình, thúc đẩy bình đẳng giới

Giao lưu sáng kiến truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình, thúc đẩy bình đẳng giới

TPO - Tại buổi Giao lưu sáng kiến truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình do Trung ương Hội LHPN Việt Nam và Hội LHPN tỉnh Thanh Hóa phối hợp tổ chức, nhiều tiểu phẩm đặc sắc, nhiều sáng kiến hay, nhiểu hoạt động thu hút.., đã giúp hội viên, phụ nữ và nhân dân nhận thức rõ hơn trách nhiệm tham gia công tác phòng, chống bạo lực gia đình, thúc đẩy bình đẳng giới.