Phát huy giá trị Di sản thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng

TP - Nhân dịp 20 năm ngày Phong Nha - Kẻ Bàng được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới, ngày 30/6, tại TP Đồng Hới, UBND tỉnh Quảng Bình phối hợp Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, Bộ VH-TT-DL tổ chức hội thảo quốc tế “Phát huy giá trị Di sản thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng trong xu thế hội nhập và phát triển bền vững”.

Tham dự hội thảo có đại diện lãnh đạo Bộ VH-TT-DL, đại diện UNESCO tại Hà Nội, đại diện Vườn quốc gia Hin namno (Lào), các tổ chức quốc tế tại Việt Nam, các chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp, nhà đầu tư, cơ quan thông tấn, báo chí.

Trải qua 20 năm bảo tồn, phát huy giá trị Di sản, Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (VQG PN-KB) đã trở thành biểu tượng du lịch không chỉ riêng của Quảng Bình mà của cả Việt Nam và đã vươn tầm thế giới; khơi nguồn cảm hứng bất tận về bảo vệ, phát huy giá trị di sản, khám phá những giá trị còn ẩn giấu của vùng đất Quảng Bình “địa linh nhân kiệt”. Tỉnh Quảng Bình cam kết làm hết sức mình để bảo tồn và khai thác di sản một cách hợp lý, hiệu quả, bền vững, đúng pháp luật, công ước quốc tế; hợp tác chặt chẽ với VQG Hin Namno, tỉnh Khăm Muồn (Lào) để liên kết, hợp tác, phát triển quần thể danh thắng và du lịch độc đáo của khu vực Đông Nam Á và thế giới…

Phát huy giá trị Di sản thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng ảnh 1

Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng sau 20 năm được công nhận Di sản thiên nhiên thế giới

Từ khi thành lập và được công nhận di sản đến nay, các giá trị ngoại hạng, nổi bật toàn cầu của Di sản thiên nhiên thế giới VQG PN-KB được giữ gìn, bảo tồn một cách nguyên vẹn; đời sống người dân ngày một nâng lên nhờ vào phát triển du lịch. Thời gian tới, Quảng Bình ưu tiên thành lập các khu du lịch sinh thái đẳng cấp quốc tế; sản phẩm tham quan, thám hiểm hang động; sản phẩm khám phá, trải nghiệm PN-KB tiếp cận từ trên cao; sản phẩm du lịch trải nghiệm kết hợp nghiên cứu khoa học và diễn giải môi trường…

Nhiều tham luận của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lí, tổ chức quốc tế trình bày tại hội thảo được đánh giá là công phu, có hàm lượng khoa học cao, giúp cho việc phát huy giá trị di sản trong thời gian tới như: định hướng phát triển bền vững di sản thế giới theo quan điểm của UNESCO; một số vấn đề trong quản lý di sản thế giới tại Việt Nam và tầm nhìn cho di sản liên biên giới đối với VQG PN-KB - VQG Hin Namno (Lào); lịch sử địa chất hang động và những giá trị di sản tiêu biểu của VQG PN-KB; kết quả 20 năm khám phá hang động Quảng Bình của Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh…

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

TPO - Thông tư mới của Bộ GD&ĐT quy định, dạy Tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 nhằm mục tiêu chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, chủ động cho trẻ trong học tập, hình thành kĩ năng học tập cơ bản và năng lực sử dụng Tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp, ứng xử xã hội cho trẻ.
Đan Viện Châu Sơn

Chiều buông Đan viện Châu Sơn

TP - Đã bao năm thênh thang vo vo bánh xe lăn những Quốc lộ số 1, đường Hồ Chí Minh và cao tốc đã khiến tôi bỏ bẵng đi xứ Nho Quan của đất Ninh Bình này. Mà đâu phải xứ lạ? Nho Quan kề ngay địa đầu phía Bắc của xứ Thanh chỉ cách Thành Nhà Hồ Vĩnh Lộc quê tôi vài chục cây số!
Các thành viên của Ethnicity trong một chuyến thực tế về địa phương

Dệt thổ cẩm bằng công nghệ số

TP - Yêu văn hóa dân tộc theo cách riêng, một nhóm bạn trẻ đã nhiệt huyết “dệt” hàng ngàn mẫu hoa văn thổ cẩm của người dân tộc thiểu số bằng công nghệ số. Và từ đây, thổ cẩm Việt đã đi ra thế giới.