Người biên giới xứ Lạng học nghề thoát nghèo

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Những ngày tháng này, trên mảnh đất địa đầu Tổ quốc, đồng bào các dân tộc huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn đang miệt mài học tập theo sự chỉ dẫn của các cán bộ chuyên môn, thầy cô giáo địa phương nhằm ổn định cuộc sống, mọi người an tâm giữ đất, giữ làng.

Vượt qua hàng chục km đường đồi với những cung đường khó đi, gian nan, các thầy cô giáo Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp- Giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) huyện Cao Lộc đến với xã Bản Roọc, xã Thạch Đạn, huyện Cao Lộc mở lớp kỹ thuật trồng cây hồi.

Năm nay, nhờ có sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương đã dành nguồn kinh phí, Trung tâm GDNN-GDTX huyện Cao Lộc tiến hành khảo sát, vận động tuyển sinh và trực tiếp đào tạo nghề cho 35 học viên là đồng bào các dân tộc đang sinh sống trên địa bàn.

Người biên giới xứ Lạng học nghề thoát nghèo ảnh 1

Đồng bào các dân tộc huyện Cao Lộc phấn khởi học nghề nông thôn, phát triển kinh tế đồi rừng. Anh: Duy Chiến

Người biên giới xứ Lạng học nghề thoát nghèo ảnh 2

Các chuyên gia hướng dẫn cách trồng, chăm sóc cây hồi, cây đặc sản ở địa phương. Ảnh: Duy Chiến

Bà Hứa Thị Ẹt (dân tộc Nùng, trú tại thôn Bản Roọc) phấn khởi cho biết: "Cây hồi gắn bó với chúng tôi bao đời nay, song người dân chỉ biết phát cỏ xung quanh cây, đến vụ mùa thì trèo lên hái được bao nhiêu trái hoa hồi thì hái nên năng suất, chất lượng không cao. Nay có các cán bộ và giáo viên đến tận nơi, truyền dạy tỉ mỉ cho bà con sơ bộ về cây hồi, giá trị kinh tế cùng những kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây và kỹ thuật thu hái quả, chế biến bảo quản sản phẩm và cách chăm sóc, phòng trừ một số đối tượng dịch bệnh hại cây hồi…

Bên cạnh nội dung lý thuyết, chúng tôi còn được thực tế quan sát mô hình, học cụ và học tập kinh nghiệm tại một số mô hình sản xuất hồi hữu cơ tại địa phương.

Với nhiều cách làm hay, một số kinh nghiệm của những người đi trước, thành công việc phát triển kinh tế đồi rừng, đã thu hút sự chú ý và trao đổi, thảo luận sôi nổi của các học viên”.

Người biên giới xứ Lạng học nghề thoát nghèo ảnh 3

Trung tâm GDNN-GDTX huyện Cao Lộc chú trọng tổ chức các lớp nghề nuôi lợn, gà cho người dân địa phương. Ảnh: Duy Chiến

Còn bà Hoàng Thị Thu Hiền (thôn Tồng Han, xã Tân Thành, huyện Cao Lộc) cho biết: Người dân địa phương được mở mang kiến thức khi được Trung tâm GDNN-GDTX huyện Cao Lộc mở lớp dạy nghề nông thôn. Bà con vừa học lý thuyết, vừa được thực hành tại địa điểm chăn nuôi nên đã có thêm nhiều kinh nghiệm, kỹ năng cơ bản trong chăm sóc và phát hiện điều trị kịp thời các bệnh thường gặp đối với loại vật nuôi này. Sau lớp học, người dân áp dụng các kỹ thuật vào chăn nuôi để nâng cao hiệu quả chăn nuôi, góp phần xóa đói, giảm nghèo.

Theo cô giáo Nguyễn Thúy Phương, Giám đốc Trung tâm GDNN-GDTX huyện Cao Lộc, trong năm qua, Trung tâm đã tổ chức được 64 lớp học nghề với 2206 học viên, đa dạng các loại hình như: Kỹ thuật chăn nuôi gà, chăn nuôi lợn, chăn nuôi trâu, bò; kỹ thuật trồng và nhân giống cây hồng; kỹ thuật trồng nấm, hồi; kỹ thuật may, thêu thời trang dân tộc; chế biến món ăn; sửa chữa máy nông nghiệp... Những lớp nghề được mở đều xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của người dân.

Ông Phạm Đức Huân, Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và xã hội tỉnh chia sẻ thêm: Trong chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, nội dung “Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững” được thiết kế thành một dự án riêng, có mục tiêu, lộ trình và các chỉ tiêu cụ thể. Qua đó, hướng tới hỗ trợ đào tạo nghề cho người nghèo, gắn kết chặt chẽ giáo dục nghề nghiệp với tạo việc làm, sinh kế bền vững.

Qua những lớp đào tạo nghề, bà con đã biết áp dụng khoa học, kỹ thuật trong sản xuất, chăn nuôi; biết áp dụng cách đưa sản phẩm ra thị trường, sản phẩm tiêu thụ nhanh và đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần giảm nghèo bền vững, một số hộ còn vươn lên thành hộ khá và giàu.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

TPO - Thông tư mới của Bộ GD&ĐT quy định, dạy Tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 nhằm mục tiêu chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, chủ động cho trẻ trong học tập, hình thành kĩ năng học tập cơ bản và năng lực sử dụng Tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp, ứng xử xã hội cho trẻ.
Đan Viện Châu Sơn

Chiều buông Đan viện Châu Sơn

TP - Đã bao năm thênh thang vo vo bánh xe lăn những Quốc lộ số 1, đường Hồ Chí Minh và cao tốc đã khiến tôi bỏ bẵng đi xứ Nho Quan của đất Ninh Bình này. Mà đâu phải xứ lạ? Nho Quan kề ngay địa đầu phía Bắc của xứ Thanh chỉ cách Thành Nhà Hồ Vĩnh Lộc quê tôi vài chục cây số!
Các thành viên của Ethnicity trong một chuyến thực tế về địa phương

Dệt thổ cẩm bằng công nghệ số

TP - Yêu văn hóa dân tộc theo cách riêng, một nhóm bạn trẻ đã nhiệt huyết “dệt” hàng ngàn mẫu hoa văn thổ cẩm của người dân tộc thiểu số bằng công nghệ số. Và từ đây, thổ cẩm Việt đã đi ra thế giới.