Kiên Giang giải ngân vốn phát triển KT-XH vùng dân tộc thiểu số đạt 29 tỷ đồng

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Đến tháng 30/6/2023, Kiên Giang giải ngân vốn cho các dự án, tiểu dự án của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được hơn 29 tỷ đồng, đạt 10,21%.

Sáng 25/7, Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang tổ chức hội nghị sơ kết công tác dân tộc 6 tháng đầu năm 2023; sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2023-2025.

Theo báo Kiên Giang, tổng vốn thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Kiên Giang là hơn 446,6 tỷ đồng, tổng vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2021-2025 hơn 314,8 tỷ đồng. Trên cơ sở các nguồn vốn Trung ương phân bổ, Kiên Giang đã bố trí vốn đối ứng 15% cho kế hoạch vốn 5 năm và mỗi năm.

Từ năm 2021 đến tháng 6 năm 2023, có 12/21 các chỉ tiêu chủ yếu của chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thực hiện đạt và vượt kế hoạch đề ra.

Còn lại 9/21 chỉ tiêu chủ yếu thực hiện chưa đạt gồm: Thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số; số xã, ấp ra khỏi địa bàn đặc biệt khó khăn; số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác phù hợp; đồng bào dân tộc thiểu số tham gia bảo hiểm y tế; giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng...

Đến tháng 30/6/2023, Kiên Giang giải ngân vốn cho các dự án, tiểu dự án của chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được hơn 29 tỷ đồng, đạt 10,21%.

Kiên Giang giải ngân vốn phát triển KT-XH vùng dân tộc thiểu số đạt 29 tỷ đồng ảnh 1
Một gia đình Khmer nuôi bò để tăng gia sản xuất. (Ảnh: Thanh Hòa/TTXVN)

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Nguyễn Lưu Trung đề nghị Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang phối hợp các sở, ngành, địa phương rà soát chương trình công tác 6 tháng cuối năm và các nhiệm vụ UBND tỉnh giao, để chủ động triển khai thực hiện hiệu quả, đảm bảo tiến độ.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Đẩy lùi hủ tục, hành vi phản cảm, bạo lực trong lễ hội

Đẩy lùi hủ tục, hành vi phản cảm, bạo lực trong lễ hội

TPO - Bộ tiêu chí về môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống vừa được lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL) ký ban hành với mục đích đảm bảo một mùa lễ hội văn minh, lành mạnh, đồng thời bài trừ hủ tục, tập quán lạc hậu, nghi lễ có tính bạo lực và các hành vi phản cảm, lệch chuẩn.
Điểm cầu tỉnh Cao bằng tham gia họp trực tuyến.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh làm việc với tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn

TPO - Sáng 23/11, ông Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc chủ trì Hội nghị trực tuyến làm việc với lãnh đạo các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng, xuất nhập khẩu, nhà ở xã hội, thị trường bất động sản, kỷ luật kỷ cương hành chính; tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của 2 tỉnh trong quá trình thực hiện.