Hoàn thiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Ngày 21/7, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số trong Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Tham dự Hội thảo, có đại diện các cơ quan Trung ương, Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh: Lai Châu, Sơn La, Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang, Kon Tum, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Bình Phước, Sóc Trăng.

Theo TTXVN, tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân cho biết, Đảng, Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm đảm bảo ổn định đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là tại khu vực biên giới, địa bàn kinh tế khó khăn và đặc biệt khó khăn. Tuy nhiên, tổng kết Luật Đất đai 2013 cho thấy, việc thực hiện chính sách giao đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn hạn chế.

Một trong những hạn chế của việc này là do Luật Đất đai 2013 không thiết kế được quy hoạch, cơ chế thu hồi đất và cơ chế tài chính ngân sách. Mặt khác, mặc dù Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành quy định việc giao đất cho đồng bào dân tộc thiểu số, khi đã giao đất lần thứ 2 thì hạn chế quyền sử dụng đất (trong phạm vi 10 năm, sau đó mới được chuyển nhượng). Tuy nhiên, thực tế có trường hợp đồng bào chuyển nhượng trước thời hạn và cá nhân nhận chuyển nhượng đợi hết thời hạn 10 năm đến làm thủ tục, điều này dẫn tới đồng bào dân tộc tiếp tục không có đất sản xuất, chưa đảm bảo mục tiêu chính sách…

Thứ trưởng Lê Minh Ngân cho biết, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã rà soát, tiếp thu ý kiến các Đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV và ý kiến nhân dân để hoàn thiện chính sách đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số trong Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Bộ Tài nguyên và Môi trường dự kiến đề sửa đổi, bổ sung một số quy định trong Dự thảo Luật như: Bổ sung hành vi bị nghiêm cấm của cơ quan quản lý đất đai trong việc giao đất, cho thuê đất không đúng đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số; quy định hành vi bị nghiêm cấm của đối tượng chuyển nhượng, nhận chuyển nhượng đất được Nhà nước giao, cho thuê theo chính sách hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số; quy định về kế hoạch thu hồi đất để tạo quỹ đất giao, cho thuê cho đồng bào dân tộc thiểu số; quy định thu hồi đất để giải quyết đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số…

Hoàn thiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số ảnh 1
Ảnh minh họa: Trần Việt/TTXVN

Tại Hội thảo, các đại biểu cơ bản thống nhất với các đề xuất dự kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường; cho rằng các quy định đã cơ bản tháo gỡ được vướng mắc khi thực hiện chính sách đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương. Các đại biểu tập trung góp ý về các nội dung như: Hành vi bị nghiêm cấm, việc thu hồi đất để giao cho đồng bào dân tộc thiểu số, cơ chế tài chính… trên cơ sở điều kiện thực tế ở địa phương để tìm ra giải pháp nhằm hoàn thiện về chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số trong Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Đẩy lùi hủ tục, hành vi phản cảm, bạo lực trong lễ hội

Đẩy lùi hủ tục, hành vi phản cảm, bạo lực trong lễ hội

TPO - Bộ tiêu chí về môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống vừa được lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL) ký ban hành với mục đích đảm bảo một mùa lễ hội văn minh, lành mạnh, đồng thời bài trừ hủ tục, tập quán lạc hậu, nghi lễ có tính bạo lực và các hành vi phản cảm, lệch chuẩn.
Điểm cầu tỉnh Cao bằng tham gia họp trực tuyến.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh làm việc với tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn

TPO - Sáng 23/11, ông Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc chủ trì Hội nghị trực tuyến làm việc với lãnh đạo các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng, xuất nhập khẩu, nhà ở xã hội, thị trường bất động sản, kỷ luật kỷ cương hành chính; tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của 2 tỉnh trong quá trình thực hiện.