Hội thảo khoa học về các vị vua, công thần thời đầu Lê Trung Hưng

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Sáng 30/7, tại Thanh Hoá đã diễn ra Hội thảo khoa học “Các vị vua, công thần thời đầu Lê Trung Hưng và Lễ hội Vạn Lại - Yên Trường”.

Dự hội thảo có đại diện lãnh đạo Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia; Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam; Viện Sử học Việt Nam; Viện Nghiên cứu văn hóa nghệ thuật quốc gia...

Hội thảo đã nhận được 21 báo cáo khoa học của các nhà nghiên cứu, nhà quản lý văn hóa đề cập đến vai trò của các vị vua, công thần thời đầu Lê Trung Hưng và vai trò quan trọng của vùng đất Kinh đô Vạn Lại - Yên Trường (huyện Thọ Xuân, Thanh Hoá) trong giai đoạn 1546-1593.

Hội thảo khoa học về các vị vua, công thần thời đầu Lê Trung Hưng ảnh 1
Toàn cảnh hội thảo.

Tham luận tại hội thảo, các nhà khoa học khẳng định: Kinh đô kháng chiến Vạn Lại - Yên Trường là một quần thể di tích lớn, gắn với một giai đoạn lịch sử đặc biệt và quan trọng của nhà Hậu Lê. Từ các nguồn tư liệu khảo cổ học, sử học và văn hóa dân gian, bước đầu cho phép nhận diện diện mạo một kinh đô gắn với bối cảnh chặng đường khởi đầu triều đại Lê Trung Hưng ở Việt Nam, làm cơ sở lịch sử, khoa học cho quá trình nghiên cứu xây dựng một lễ hội truyền thống vừa mang tính cung đình, vừa mang tính văn hóa dân gian.

Hội thảo khoa học về các vị vua, công thần thời đầu Lê Trung Hưng ảnh 2
Một góc Kinh đô Vạn Lại xưa.

Tại hội thảo lần này là các nhà khoa học đã nghiên cứu, bàn luận đến “phần hồn” của khu di tích - đó là lễ hội truyền thống. Các nhà khoa học cũng cơ bản nhất trí những định hướng chính cho cách thức tổ chức thực hành nghi lễ và Lễ hội Vạn Lại - Yên Trường. Trong đó, lựa chọn tên gọi của lễ hội là: Lễ hội Vạn Lại - Yên Trường hay Lễ hội kinh đô kháng chiến Vạn Lại - Yên Trường; lấy ngày đại kỵ vua Lê Trang Tông (29 tháng Giêng) làm ngày chính hội.

Hội thảo là cơ sở khoa học quan trọng để chính quyền địa phương và ngành chức năng xây dựng các đề án bảo tồn, phát huy giá trị lịch sử văn hóa to lớn Kinh đô Vạn Lại - Yên Trường.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

TPO - Thông tư mới của Bộ GD&ĐT quy định, dạy Tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 nhằm mục tiêu chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, chủ động cho trẻ trong học tập, hình thành kĩ năng học tập cơ bản và năng lực sử dụng Tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp, ứng xử xã hội cho trẻ.
Đan Viện Châu Sơn

Chiều buông Đan viện Châu Sơn

TP - Đã bao năm thênh thang vo vo bánh xe lăn những Quốc lộ số 1, đường Hồ Chí Minh và cao tốc đã khiến tôi bỏ bẵng đi xứ Nho Quan của đất Ninh Bình này. Mà đâu phải xứ lạ? Nho Quan kề ngay địa đầu phía Bắc của xứ Thanh chỉ cách Thành Nhà Hồ Vĩnh Lộc quê tôi vài chục cây số!
Các thành viên của Ethnicity trong một chuyến thực tế về địa phương

Dệt thổ cẩm bằng công nghệ số

TP - Yêu văn hóa dân tộc theo cách riêng, một nhóm bạn trẻ đã nhiệt huyết “dệt” hàng ngàn mẫu hoa văn thổ cẩm của người dân tộc thiểu số bằng công nghệ số. Và từ đây, thổ cẩm Việt đã đi ra thế giới.