Gần 3.000 cán bộ ở Hà Giang được tập huấn về bình đẳng giới

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Đó là một con số ‘biết nói’ trên chặng đường 5 năm thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW về tiếp tục đẩy mạnh công tác phụ nữ trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

Thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khóa XII) về tiếp tục đẩy mạnh công tác phụ nữ trong tình hình mới, cấp ủy, chính quyền các cấp tại Hà Giang đã thường xuyên quan tâm chỉ đạo, định hướng các hoạt động của Hội Phụ nữ góp phần thúc đẩy bình đẳng giới, giúp điều kiện sống của phụ nữ ngày càng được cải thiện; trình độ, năng lực, vai trò, vị thế của phụ nữ trong gia đình và xã hội ngày càng được nâng cao.

Gần 3.000 cán bộ ở Hà Giang được tập huấn về bình đẳng giới ảnh 1

Ảnh minh họa: Duy Chiến

Những kết quả mà Cấp ủy, chính quyền các cấp tại Hà Giang cùng với Hội Phụ nữ tỉnh đã đạt được trong 5 năm đã được thể hiện rất rõ qua những con số ‘biết nói’.

Từ năm 2018 đến nay, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã phối hợp mở 135 lớp tập huấn về công tác bình đẳng giới và phổ biến Chỉ thị số 21-CT/TW cho gần 3.000 cán bộ chủ chốt các sở, ban ngành, đoàn thể các cấp.

Cùng với đó, Cuộc vận động “Phụ nữ dân tộc thiểu số học chữ và nói tiếng phổ thông” được tổ chức liên tục trên địa bàn tỉnh đã thu hút 7.681 nhóm/27.255 phụ nữ tham gia; các trung tâm học tập cộng đồng đã mở 516 lớp xóa mù chữ cho 10.621 chị,...

Bên cạnh đó, Các cấp Hội phụ nữ chủ động tham mưu giới thiệu nguồn cán bộ nữ tham gia cấp ủy và lãnh đạo quản lý, chú trọng công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và bổ nhiệm cán bộ nữ; vận động cán bộ Hội, cán bộ nữ sẵn sàng nhận nhiệm vụ. Nhờ đó, tỷ lệ cán bộ nữ cấp ủy, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đều tăng so với nhiệm kỳ trước; nhiều cán bộ nữ đã trưởng thành, giữ trọng trách cao trong bộ máy lãnh đạo, quản lý các cấp.

Trong 5 năm, các cấp Hội đã phát hiện, biểu dương, tuyên truyền nhân rộng 2.711 gương cá nhân, tập thể điển hình, mô hình hiệu quả, cách làm hay trong công tác bình đẳng giới (gồm 339 tập thể và 2.372 cá nhân).

Nhìn chung qua 5 năm thực hiện Chỉ thị 21-CT/TW, công tác bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh đã có nhiều tín hiệu tích cực, nhiều phụ nữ đã có cơ hội để nâng cao trình độ về mọi mặt, phát huy trí tuệ, năng lực, góp phần quan trọng trong thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Giao lưu sáng kiến truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình, thúc đẩy bình đẳng giới

Giao lưu sáng kiến truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình, thúc đẩy bình đẳng giới

TPO - Tại buổi Giao lưu sáng kiến truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình do Trung ương Hội LHPN Việt Nam và Hội LHPN tỉnh Thanh Hóa phối hợp tổ chức, nhiều tiểu phẩm đặc sắc, nhiều sáng kiến hay, nhiểu hoạt động thu hút.., đã giúp hội viên, phụ nữ và nhân dân nhận thức rõ hơn trách nhiệm tham gia công tác phòng, chống bạo lực gia đình, thúc đẩy bình đẳng giới.