Bao Tien Phong

5 nThứ Bảy n Ngày 10/5/2025 KINH TẾ “Bộ NN&MT phối hợp với Bộ Tài chính và cơ quan có liên quan chủ động nghiên cứu phương án hỗ trợ thu mua tạm trữ đối với một số mặt hàng có nguy cơ rớt giá tại thời điểm thu hoạch rộ, nhất là lúa gạo, cà phê, hồ tiêu, hạn chế ảnh hưởng đến thu nhập của người nông dân”. Thủ tướng PHẠM MINH CHÍNH DÙNG TRÊN 400KWH/ THÁNG PHẢI TRẢ THÊM TỐI ĐA 65.050 ĐỒNG Như vậy, kể từ đầu năm 2023 đến nay, EVN đã 4 lần điều chỉnh giá điện và thực hiện trong thẩm quyền, với mức tăng 3% và 4,5% , 4,8% và 4,8% với tổng mức tăng 17,1%. Lần tăng giá điện gần nhất là ngày 11/10/2024 với mức tăng giá bán 4,8%. Theo tính toán của EVN, với các hộ sử dụng điện dưới 50 kWh (chiếm 10,55% số hộ sinh hoạt), mức tiền điện tăng khoảng 4.550 đồng/hộ/tháng. Với nhóm khách hàng sử dụng từ 51 kWh-100 kWh (chiếm 13,98% số hộ sinh hoạt), mức tăng tiền điện tăng khoảng 9.250 đồng/hộ/tháng. Với nhóm khách hàng sử dụng từ 101 kWh-200 kWh (chiếm 32,79% số hộ sinh hoạt, đang là nhóm khách hàng lớn nhất), mức tăng tiền điện tăng khoảng 20.150 đồng/hộ/tháng. Với nhóm khách hàng sử dụng điện từ 201 kWh-300 kWh (chiếm 19,33% khách hàng sử dụng điện), mức tăng tiền điện khoảng 33.950 đồng/hộ/tháng. Với khách hàng sử dụng điện từ 301-400 kWh (chiếm khoảng 9,89% khách hàng sử dụng điện), mức tăng tiền điện khoảng 49.250 đồng/hộ/ tháng. Với khách hàng sử dụng điện từ 400 kWh trở lên (chiếm khoảng 13,45% khách hàng sử dụng điện), mức tăng tiền điện khoảng 65.050 đồng/hộ/tháng. GIÁ ĐIỆN LÀM CPI TĂNG 0,09% Ông Võ Quang Lâm, Phó Tổng giám đốc EVN cho biết, việc điều chỉnh giá điện được căn cứ theo các quy định được Chính phủ ban hành. Theo tính toán của EVN, giá điện mới sẽ làm tăng CPI 0,09%. “Năm nay do biến động của thời tiết, suy giảm sản lượng của thuỷ điện xấp xỉ 7 tỷ kWh và phải bù đắp bằng huy động từ nhiệt điện than. Trong 4 tháng đầu năm 2025, chi phí mua than, dầu chạy phát điện đều tăng. Việc điều chỉnh giá bán điện từ 10/5 đã được cân nhắc rất kỹ căn cứ theo các chi phí đầu vào đồng thời đảm bảo tác động đến nền kinh tế ít nhất và đời sống người dân được đảm bảo. Chúng tôi cũng đang hoàn tất cơ chế và lộ trình áp dụng giá điện 2 thành phần với việc bổ sung đối tượng sử dụng điện sinh hoạt và sẽ trình Chính phủ vào cuối quý 2”, ông Lâm cho hay. Về việc đảm bảo cung ứng điện trong các tháng cao điểm mùa khô, ông Lâm cho hay, từ cuối năm 2024, EVN và Bộ Công Thương đã lên các kịch bản cấp điện cho năm 2025 và trong các tháng cao điểm mùa khô. Theo ông Lâm, trong bối cảnh hiện nay, khi giá nguyên liệu đầu vào, bản thân EVN cũng phải tính toán rất kỹ, cân đối tất cả các nguồn để tối ưu hoá chi phí mua điện. Hiện nay, với sự phát triển của năng lượng tái tạo, hiện tỷ trọng phát điện của EVN ngày càng suy giảm, từ 38% của năm ngoái đã giảm xuống còn 35%. 65% nguồn điện còn lại, EVN phải mua từ PVN, TKV và các đơn vị bên ngoài. Đây cũng là sức ép rất lớn với ngành điện. Cũng theo lãnh đạo EVN, năm 2025, tăng trưởng sử dụng điện ước tính tăng thêm 33,6 tỷ kWh. Tính theo cơ cấu nguồn điện năm 2025, nguồn thủy điện với giá thành thấp chỉ cung cấp được khoảng 25% sản lượng toàn hệ thống, còn lại 75% sản lượng hệ thống phải huy động từ các nguồn điện có giá thành cao như nhiệt điện than nhập khẩu, khí, chạy dầu, năng lượng tái tạo... Đối với sản lượng điện tăng thêm của hệ thống về cơ bản phải huy động từ các nguồn điện có giá thành cao như: nguồn nhiệt điện chạy dầu, nguồn nhiệt điện tuabin khí hoá lỏng (LNG) và nguồn nhiệt điện than nhập khẩu. Việc thời gian qua tỷ giá ngoại tệ (USD) diễn biến khó lường, tăng cao cũng làm ảnh hưởng đến chi phí khâu phát điện, nơi chiếm tỷ trọng khoảng 83% trong giá thành sản xuất điện. HỘ NGHÈO SẼ ĐƯỢC HỖ TRỢ 56.790 ĐỒNG/HỘ Cũng theo lãnh đạo EVN, cùng với việc tăng giá điện, các hộ nghèo sẽ được hỗ trợ tiền điện hàng tháng tương đương với lượng điện sử dụng 30kWh/hộ/ tháng. Với các hộ chính sách xã hội có mức sử dụng điện không quá 50 kWh/tháng, mức hỗ trợ cũng tương đương với số lượng điện sử dụng 30kWh/hộ/tháng. Mức hỗ trợ hộ nghèo hộ chính sách là 56.790 đồng/hộ/tháng (chưa tính VAT). Nếu áp dụng theo giá mới, mỗi hộ nghèo được hỗ trợ tiền điện là khoảng 59.520 đồng/hộ/tháng (chưa tính VAT). Chính sách này nhằm giảm bớt gánh nặng chi phí điện cho các hộ nghèo và hộ chính sách xã hội, giúp đảm bảo an sinh xã hội và thực hiện chủ trương của Chính phủ về hỗ trợ cho các đối tượng khó khăn. Theo số liệu thống kê, năm 2024 cả nước có 599.608 hộ nghèo chung và các hộ chính sách xã hội được hỗ trợ tiền điện theo chủ trương của Chính phủ. Về cơ bản, việc điều chỉnh giá điện lần này sẽ bảo đảm các hộ nghèo, các gia đình chính sách bị ảnh hưởng ở mức không đáng kể. Trước đó, ngày 28/3/2025, Chính phủ ban hành Nghị định số 72 quy định về cơ chế, thời gian điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân và có hiệu lực từ ngày ký. Theo đó, khi giá bán lẻ điện bình quân giảm từ 1% trở lên so với giá bán lẻ điện bình quân hiện hành thì giá điện được phép điều chỉnh giảm tương ứng. Khi giá bán lẻ điện bình quân tăng từ 2% trở lên so với giá bán lẻ điện bình quân hiện hành, thay vì 3% như quy định trước đó thì giá điện được phép điều chỉnh tăng. PHẠM TUYÊN Ngày 9/5, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) công bố mức giá bán lẻ điện mới với mức tăng thêm 100,95 đồng/kWh (tăng 4,8%), từ 2.103,11 đồng/ kWh lên 2.204,06 đồng/kWh (chưa bao gồm VAT). Với việc tăng giá này, các gia đình sử dụng điện từ 400 kWh/tháng trở lên sẽ phải trả thêm tối đa 65.050 đồng/hộ/tháng. Giá điện tăng 4,8% từ 10/5 Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ẢNH: VGP Công điện nhấn mạnh, để chủ động ứng phó với các tác động từ bất ổn thương mại, bảo đảm ổn định sản xuất, tiêu thụ nông lâm thủy sản, nâng cao thu nhập và đời sống cho người dân, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bộ trưởng các bộ, chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ được giao tiếp tục theo dõi sát tình hình, diễn biến thương mại toàn cầu, chủ động chỉ đạo, triển khai kịp thời, linh hoạt các giải pháp phù hợp, hiệu quả để chủ động ứng phó với những thách thức do bất ổn thương mại. Thủ tướng giao Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) tiếp tục tập trung chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, nhất là lương thực, thực phẩm để bảo đảm nguồn cung đáp ứng đầy đủ nhu cầu trong nước, đồng thời phục vụ xuất khẩu, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia trong mọi tình huống. Lãnh đạo Chính phủ yêu cầu Bộ NN&MT chủ động phối hợp với các bộ, ngành, địa phương đề xuất các giải pháp phù hợp để bảo đảm sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông lâm thủy sản, không để đứt gãy chuỗi cung ứng, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Tập trung chỉ đạo tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, phát triển nông nghiệp xanh, hữu cơ, tuần hoàn, bền vững, tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030. Theo yêu cầu, Bộ trưởng Bộ NN&MT cần phối hợp với các Hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp và các địa phương rà soát quy hoạch, kế hoạch sản xuất theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng thị trường để chủ động thích ứng linh hoạt với biến động, nhu cầu mới của thị trường; đẩy mạnh xây dựng chỉ dẫn địa lý, thương hiệu sản phẩm, cấp mã số vùng trồng, vùng nuôi, xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc hàng hóa chặt chẽ, tránh gian lận thương mại, nhất là đối với các ngành hàng có nguy cơ lẩn tránh nguồn gốc xuất xứ cao. Thủ tướng giao Bộ trưởng Bộ NN&MT đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp, tập trung nghiên cứu, đưa vào sử dụng các giống cây trồng, vật nuôi mới cho năng suất cao, chất lượng tốt, thích ứng với biến đổi khí hậu; ưu tiên nghiên cứu ứng dụng công nghệ, hỗ trợ kỹ thuật phục vụ bảo quản, chế biến sâu, nhất là đối với những mặt hàng có giá trị cao (như tôm, cá tra, trái cây tươi) để chuyển từ xuất khẩu thô sang các sản phẩm tinh chế, đồ hộp phục vụ xuất khẩu và thị trường trong nước, nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm nông nghiệp. Thủ tướng giao Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ NN&MT, Bộ Ngoại giao chỉ đạo tăng cường xúc tiến thương mại, đàm phán với các nước có thị trường tiềm năng để tiếp tục mở rộng, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, nhất là các bạn hàng lớn, có các hiệp định FTA với Việt Nam, đa dạng hóa sản phẩm, chuỗi cung ứng, đồng thời triển khai các chương trình kết nối, tổ chức các tuần lễ nông sản, hội chợ hàng Việt để khai thác tiềm năng thị trường trong nước và các thị trường bên ngoài; chủ động có các biện pháp phòng vệ phù hợp để bảo vệ sản xuất trong nước. TRƯỜNG PHONG THỦ TƯỚNG: Bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 59/CĐTTg ngày 8/5 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung chỉ đạo bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản trong bối cảnh biến động thương mại toàn cầu. Theo tính toán, hộ gia đình dùng trên 400kWh/tháng phải trả thêm tối đa 65.050 đồng ẢNH: NGUYỄN BẰNG

RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==