Bao Tien Phong

4 n Thứ Bảy n Ngày 10/5/2025 THỜI SỰ CHỈ ÁP THUẾ VỚI ĐIỀU HÒA CÔNG SUẤT CỰC LỚN Tiếp tục chương trình kỳ họp, sáng 9/5, Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Báo cáo tiếp thu, giải trình về đối tượng chịu thuế là điều hoà nhiệt độ, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Phan Văn Mãi cho biết, nhu cầu sử dụng điều hòa đã trở nên phổ biến để đáp ứng nhu cầu của người dân. Tiếp thu ý kiến, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất với đề xuất của Chính phủ để chỉnh lý dự thảo luật theo hướng quy định điều hòa nhiệt độ có công suất trên 18.000 BTU đến 90.000 BTU thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB), không thu thuế với máy điều hoà có công suất nhỏ hơn 18.000 BTU và trên 90.000 BTU. Theo đại biểu Trần Văn Khải, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học công nghệ và môi trường, đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hòa, thực tế không làm giảm nhu cầu sử dụng. Dù thuế cao, người dân vẫn phải sử dụng để đảm bảo sinh hoạt và sức khỏe. Việc áp thuế như vậy lại đánh vào người tiêu dùng phổ thông, không đúng tinh thần đánh thuế với hàng xa xỉ hoặc có hại. Ông Khải cũng cho rằng, điều hòa công suất lớn (>90.000 BTU) không chịu thuế, trong khi điều hòa nhỏ cho hộ gia đình lại chịu thuế 10%, dẫn đến thiếu công bằng - người thu nhập thấp dùng máy nhỏ lại chịu thuế, còn doanh nghiệp hoặc người giàu lắp máy trung tâm công suất lớn lại không chịu TTĐB. Từ lập luận trên, ông Khải đề xuất bãi bỏ hoặc thu hẹp đối tượng điều hòa chịu thuế TTĐB, loại bỏ điều hòa nhiệt độ dân dụng (dưới 90.000 BTU) ra khỏi danh mục chịu thuế TTĐB. “Nếu vẫn cần điều tiết, chỉ nên áp thuế TTĐB với các hệ thống điều hòa công suất cực lớn và cần đánh giá kỹ hiệu quả. Việc bỏ thuế TTĐB cho điều hòa dân dụng sẽ hỗ trợ trực tiếp người dân, đồng thời khuyến khích doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp trong nước mở rộng thị trường”, ông Khải nói. Đánh giá cao ban soạn thảo đã tiếp thu ý kiến, tuy nhiên, một số ý kiến cũng đề nghị cân nhắc áp thuế với điều hòa công suất trên 18.000 BTU. “Điều hòa có công suất nhỏ hơn 18.000 BTU chỉ phù hợp với gia đình phòng nhỏ, còn với trường học, bệnh viện, thường có điều hòa công suất lớn hơn, nên cần phải hết sức cân nhắc”, đại biểu Dương Khắc Mai (Đắk Nông) bày tỏ. ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG LỘ TRÌNH ÁP THUẾ PHÙ HỢP Liên quan đến việc bổ sung nước giải khát có đường vào diện chịu thuế TTĐB, cơ quan thẩm tra cho biết, đây là bước đi đầu tiên trong tiến trình thực hiện các giải pháp nhằm hạn chế việc sản xuất, tiêu dùng các sản phẩm có nhiều đường trong thực phẩm, đồ uống, góp phần định hướng sản xuất, tiêu dùng. “Đây là một trong các nguyên nhân chính gây thừa cân, béo phì và các bệnh không lây nhiễm liên quan đến chế độ ăn. Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị giữ như dự thảo luật, đồng thời đề nghị Chính phủ tiếp tục nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, bổ sung các sản phẩm khác có chứa đường vào diện chịu thuế TTĐB”, ông Phan Văn Mãi cho hay. Đồng tình với đề xuất này, theo đại biểu Nguyễn Thị Yến Nhi (đoàn Bến Tre), tình trạng thế hệ trẻ sử dụng sản phẩm này đang trở nên đáng báo động. Do vậy, cần sự vào cuộc của nhà nước để điều chỉnh hành vi tiêu dùng của người dân. Tuy nhiên, đại biểu Trần Văn Khải (đoàn Hà Nam) cho rằng, khái niệm “nước giải khát có đường theo tiêu chuẩn Việt Nam” chưa được định nghĩa cụ thể, dẫn đến lo ngại sản phẩm tự nhiên (như nước dừa, nước trái cây) có thể bị đánh đồng với nước ngọt có gas. Do vậy, ông Khải đề xuất xây dựng lộ trình áp thuế phù hợp, có thể lùi thời điểm áp thuế đến năm 2027 với mức khởi điểm thấp (ví dụ 5 - 8% trong năm đầu) rồi tăng lên 10%, giúp doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, có thời gian thích ứng và cải tiến công thức giảm đường. Đồng thời, đại biểu cũng đề nghị sử dụng một phần nguồn thu thuế từ đồ uống có đường nên được đầu tư vào y tế dự phòng và giáo dục dinh dưỡng để đảm bảo mục tiêu bảo vệ sức khỏe cộng đồng được thực hiện một cách bền vững, thay vì chỉ tập trung vào tăng thu ngân sách nhà nước. LUÂN DŨNG Đại biểu Quốc hội cho rằng, điều hòa công suất lớn không chịu thuế, trong khi điều hòa nhỏ cho hộ gia đình lại chịu thuế 10%, dẫn đến thiếu công bằng, không đúng tinh thần đánh thuế với hàng xa xỉ. Đại biểu Quốc hội Trần Văn Khải ẢNH: NHƯ Ý Đại biểu Nguyễn Thị Yến Nhi ẢNH: NHƯ Ý Tranh luận về lộ trình, mức thu thuế tiêu thụ đặc biệt Bộ Nội vụ đã công bố và lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Nghị định phân định thẩm quyền lĩnh vực nội vụ khi tổ chức chính quyền địa phương hai cấp. Theo quy định hiện hành, chính quyền địa phương bao gồm 3 cấp: cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. Theo dự kiến sửa đổi Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức chính quyền địa phương với chủ trương không tổ chức chính quyền cấp huyện. Qua đó, nhiệm vụ, thẩm quyền của các cơ quan nhà nước cấp huyện phải có sự điều chỉnh để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước. Trên cơ sở đó, dự thảo đã phân định rõ nhiệm vụ, thẩm quyền của các cơ quan nhà nước sau khi kết thúc hoạt động của chính quyền cấp huyện. Về phân định thẩm quyền, Bộ Nội vụ nêu rõ, cấp xã chủ yếu thực hiện chính sách từ cấp Trung ương và cấp tỉnh ban hành, tập trung vào các nhiệm vụ phục vụ người dân, trực tiếp giải quyết các vấn đề của cộng đồng dân cư, cung cấp các dịch vụ công cơ bản, thiết yếu cho người dân trên địa bàn. Chính quyền cấp xã mới đảm nhận các nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp xã và nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp huyện hiện nay. Trong khi đó, Chính quyền địa phương cấp tỉnh thực hiện quản lý, kiểm tra, giám sát đối với hoạt động của chính quyền địa phương cấp xã. Dự thảo quy định nhiệm vụ quản lý nhà nước từ cấp huyện chuyển xuống cấp xã với 8 lĩnh vực (văn thư và lưu trữ nhà nước, thi đua khen thưởng, tiền lương - bảo hiểm xã hội, việc làm, an toàn lao động, tổ chức cán bộ, thanh niên và bình đẳng giới, tổ chức phi chính phủ và lĩnh vực người có công). Trong khi đó, nhiệm vụ quản lý nhà nước từ cấp huyện chuyển lên cấp tỉnh gồm 4 lĩnh vực (văn thư và lưu trữ nhà nước, thi đua khen thưởng, tiền lương - bảo hiểm xã hội và lĩnh vực việc làm, an toàn lao động). Tại Quốc hội, phát biểu tại phiên thảo luận tại tổ về dự Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, dự án được sửa đổi căn bản, toàn diện với triết lý, tư duy cải cách, đổi mới, tiến bộ và phát triển. “Đây là lúc đặt ra yêu cầu rất cao về quản trị quốc gia, xây dựng địa phương hiện đại, bộ máy hiệu lực, hiệu quả, đồng thời hướng đến mục tiêu cải cách nền công vụ”, bà Trà nói. Theo tư lệnh ngành Nội vụ, vấn đề lớn đầu tiên, rất căn cơ, là việc xác lập mô hình chính quyền địa phương 2 cấp thay cho mô hình 3 cấp hiện nay. Trong đó, mô hình đặc khu tập trung hướng đến 13 huyện đảo hiện nay. Về đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, dự luật cũng nêu các tiêu chí, điều kiện cụ thể. Tuy nhiên, những đơn vị đặc biệt cũng nằm trong tổng thể chính quyền địa phương 2 cấp. Bên cạnh đó, dự thảo cũng phân định rành mạch thẩm quyền, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cấp chính quyền địa phương. Trong đó, nhiệm vụ, quyền hạn của cấp huyện sẽ chuyển cho xã, phường mới và còn phân cấp thêm từ tỉnh xuống. LUÂN DŨNG Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà “Đây là lúc đặt ra yêu cầu rất cao về quản trị quốc gia, xây dựng địa phương hiện đại, bộ máy hiệu lực, hiệu quả, đồng thời hướng đến mục tiêu cải cách nền công vụ”, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nêu rõ. Bỏ cấp huyện, nhiệm vụ của xã, phường mới sẽ “rất nặng” “Nếu vẫn cần điều tiết, chỉ nên áp thuế TTĐB với các hệ thống điều hòa công suất cực lớn và cần đánh giá kỹ hiệu quả. Việc bỏ thuế TTĐB cho điều hòa dân dụng sẽ hỗ trợ trực tiếp người dân, đồng thời khuyến khích doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp trong nước mở rộng thị trường”. ÔNG KHẢI NÓI “Nhiệm vụ, quyền hạn của xã, phường mới sẽ rất nặng. Qua rà soát 99 nhiệm vụ, quyền hạn của cấp huyện, có 90 nhiệm vụ của cấp này sẽ chuyển cho cấp xã mới. Với 9 nhiệm vụ còn lại được đưa lên cấp tỉnh”, bà Trà cung cấp thông tin.

RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==