Bao Tien Phong

Tại Hội thảo “Đưa công nghiệp văn hóa thành đòn bẩy để du lịch Ninh Bình cất cánh” do báo Tiền Phong và Sở Du lịch Ninh Bình tổ chức ngày 9/5, ông Johnathan Baker, Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam, đánh giá rằng Ninh Bình không chỉ đặc biệt vì những giá trị nổi bật toàn cầu mà còn là nơi có cảnh quan vô cùng sống động, có cộng đồng địa phương gắn bó sâu sắc với các tài nguyên tự nhiên và văn hóa. Tuy nhiên, ông Baker cho rằng cũng như nhiều Di sản Thế giới khác, Tràng An đang đối mặt với thách thức trong việc cân bằng giữa phát triển du lịch và bảo tồn di sản. Câu hỏi đặt ra là không chỉ là làm thế nào thu hút thêm khách du lịch, mà điều quan trọng là phải bảo đảm du lịch nuôi dưỡng các di sản sống, góp phần nâng cao chất lượng sống của cộng đồng và giữ gìn bản sắc văn hóa của Tràng An. Theo chuyên gia của UNESCO, đầu tư cho văn hóa phải song hành với việc giữ gìn văn hóa. Di sản và hệ sinh thái là những giá trị quý giá và hữu hạn, một khi bị tổn thương sẽ rất khó để khôi phục hoàn toàn. Ông Baker đề xuất một số hướng đi chiến lược để phát huy các ngành văn hóa sáng tạo, tận dụng di sản Tràng An làm nền tảng cho đổi mới và tăng trưởng kinh tế, bao gồm: Phát triển các tuyến du lịch văn hóa theo chủ đề và du lịch nông thôn, nhằm khuyến khích du khách khám phá di sản sống động của Ninh Bình vượt ra ngoài các điểm đến quen thuộc; Thúc đẩy các mô hình hợp tác xã du lịch văn hoá do cộng đồng dẫn dắt, đảm bảo phân chia lợi ích một cách công bằng. Ông cũng cho rằng nên thành lập các “vườn ươm” di sản để hỗ trợ khởi nghiệp cho thanh niên, phụ nữ, đồng bào dân tộc thiểu số, nghệ nhân và doanh nghiệp địa phương hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp văn hoá; Trao quyền cho thanh niên thông qua các chương trình ghi chép lịch sử truyền miệng, kể chuyện số và đào tạo lãnh đạo trong lĩnh vực du lịch sinh thái. “Khi đặt văn hoá làm trung tâm của du lịch và cộng đồng làm chủ thể hành động, chúng ta có thể khai mở trọn vẹn tiềm năng của Ninh Bình như một điểm đến đẳng cấp quốc tế, một hình mẫu phát triển bền vững và một cảnh quan sống động mang giá trị di sản trường tồn”, ông nói Đại diện UNESCO khẳng định cam kết đồng hành cùng lãnh đạo tỉnh và người dân Ninh Bình để hiện thực hoá tầm nhìn này. CHIẾN LƯỢC HÀN LƯU Phát biểu tại hội thảo, bà Park Eun Jung, Trưởng Đại diện Tổng cục Du lịch Hàn Quốc (KTO) tại Việt Nam chia sẻ về kinh nghiệm ứng dụng văn hoá Hàn Quốc vào hoạt động marketing du lịch. Theo kết quả khảo sát, khi lựa chọn Hàn Quốc làm điểm đến du lịch, 8,7% du khách nước ngoài cho biết họ cân nhắc các địa điểm liên quan đến Làn sóng văn hoá Hàn Quốc (Hallyu - Hàn lưu), bao gồm K-pop, các buổi biểu diễn của nghệ sĩ hoặc phim trường của các bộ phim, chương trình truyền hình Hàn Quốc. Gần đây Hanllyu còn mở rộng sang ẩm thực, làm đẹp, thể thao điện tử (esport), làm đẹp, du lịch y tế… Hiện tại, các câu lạc bộ người hâm mộ Hallyu đang hoạt động tại hơn 100 quốc gia trên thế giới, với số lượng thành viên vượt mốc 100 triệu người và không ngừng tăng lên. Bà cho biết, Hallyu mở ra nhiều cơ hội để phát triển các sản phẩm du lịch có giá trị gia tăng cao, nhờ đó ngành du lịch Hàn Quốc đang hưởng lợi rất lớn từ làn sóng văn hoá này. K-pop giúp phát triển một lượng khách du lịch trung thành, từ đó góp phần tăng cường tỷ lệ khách quay lại, có thể giúp thu hút một lượng lớn du khách từ nhiều quốc gia trên thế giới đến các lễ hội khu vực, địa phương hay sự kiện quốc gia. Các địa điểm quay phim truyền hình có thể trở thành nội dung du lịch hấp dẫn. Thành phố Suwon MỘT TRUNG TÂM VĂN HÓA- DU LỊCH ĐẶC SẮC Sáng 9/5, tại Ninh Bình, báo Tiền Phong phối hợp Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình tổ chức Hội thảo “Đưa công nghiệp văn hoá thành đòn bẩy để du lịch Ninh Bình cất cánh”. Tại hội thảo, ông Nguyễn Cao Sơn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình nhấn mạnh, Ninh Bình là vùng đất cổ, có tài nguyên thiên nhiên và văn hóa đa dạng trên nền cảnh quan đặc sắc, kết tinh bề dày lịch sử văn hóa nhân loại và Việt Nam, nơi từng là Kinh kỳ - Đô hội. Trên lợi thế đó, Ninh Bình đã nhập cuộc vào ngành “công nghiệp không khói” một cách mạnh mẽ. “Phát triển công nghiệp văn hóa là một trong những chiến lược phát triển kinh tế bền vững, để tỉnh thực hiện hóa mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội xanh, bền vững và hài hòa”, ông Sơn nói. Để du lịch Ninh Bình “cất cánh”, ông Sơn nêu, tỉnh xác định có chiến lược phát triển toàn diện, đồng bộ. Không chỉ là khai thác tài nguyên mà phải gắn liền với bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa. Tỉnh cũng đã ban hành nghị quyết, xác định rõ mục tiêu đến 2030 đưa du lịch thành kinh tế mũi nhọn, đóng góp 8% GRDP. Ông Sơn kỳ vọng, những ý kiến đóng góp của chuyên gia từ hội thảo sẽ góp phần định hướng chính sách, chiến lược phù hợp để Ninh Bình trở thành một trung tâm văn hóa - du lịch đặc sắc, là cơ sở khoa học để hoàn thành mục tiêu đến 2035 Ninh Bình trở thành thành phố thuộc Trung ương với đặc trưng đô thị di sản thiên niên kỷ, thành phố sáng tạo... Nhà báo Phùng Công Sưởng- Tổng Biên tập báo Tiền Phong khẳng định, hội thảo là diễn đàn có ý nghĩa quan trọng trong việc tìm ra hướng đi mới cho sự phát triển bền vững của du lịch Ninh Bình. Nhấn mạnh, Ninh Bình là vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi hội tụ vẻ đẹp kỳ vĩ của thiên nhiên và chiều sâu văn hóa lịch sử, Tổng Biên tập báo Tiền Phong cho rằng, tiềm năng phát triển công nghiệp văn hóa ở Ninh Bình là rất lớn. “Tỉnh có các làng nghề truyền thống như thêu ren Văn Lâm, chế tác đá mỹ nghệ Ninh Vân, có di sản Hát chèo, nghệ thuật Ca trù, có những truyền thuyết dân gian gắn với vua Đinh - vua Lê có thể trở thành kịch bản sân khấu hóa đặc sắc. Thậm chí, những thước phim điện ảnh Hollywood từng quay tại đây là cơ sở để hình thành các tour du lịch theo dấu phim trường - điều mà nhiều quốc gia đang làm rất thành công. Khi công nghiệp văn hóa được lồng ghép và phát triển song hành cùng du lịch, chúng ta không chỉ kinh doanh cảnh quan, mà còn giới thiệu những câu chuyện, bản sắc, linh hồn của vùng đất đó. Đó chính là cách để Ninh Bình khác biệt, độc đáo và ghi dấu trong lòng du khách”, nhà báo Phùng Công Sưởng nêu thêm. 14 n Thứ Bảy n Ngày 10/5/2025 Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) Phan Tâm nhấn mạnh, dù có nhiều tiềm năng, thế mạnh và đạt được những kết quả ban đầu, du lịch Ninh Bình vẫn đang đứng trước yêu cầu phải chuyển đổi mạnh mẽ để phát triển theo chiều sâu. “Không chỉ tăng trưởng về lượng mà cần bứt phá về chất, trong đó yếu tố văn hóa phải được xác định là hạt nhân của mọi chiến lược và đặc biệt là chiến lược phát triển du lịch văn hóa”, ông Tâm nói. Để du lịch Ninh Bình cất cánh, câu hỏi đặt ra không chỉ là làm thế nào thu hút thêm du khách, mà điều quan trọng là du lịch nuôi dưỡng các di sản sống. Cách làm của Hàn Quốc về tận dụng Sóng Hàn (Hallyu) để phát triển du lịch mang lại nhiều kinh nghiệm hữu ích. Các đại biểu, diễn giả trao đổi, góp ý về định hướng để du lịch Ninh Bình cất cánh ẢNH: DUY PHẠM Bứt phá, chuyển đổi mạnh mẽ “Câu chuyện của Ninh Bình không phải là “có gì” - vì chúng ta có rất nhiều, mà là “làm thế nào” để những giá trị ấy trở thành sản phẩm du lịch sáng tạo, hấp dẫn, có thương hiệu, có sức cạnh tranh và lan tỏa ra toàn quốc, vươn tầm quốc tế”. Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL PHAN TÂM XÃ HỘI CÔNG NGHIỆP VĂN HÓA LÀ ĐÒN BẨY ĐỂ Chuyên gia quốc tế hiến kế Ông Johnathan Baker, Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam Bà Park Eun Jung, Trưởng Đại diện Tổng cục Du lịch Hàn Quốc tại Việt Nam phát biểu tại hội thảo ẢNH: DUY PHẠM

RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==