Bao Tien Phong

11 nThứ Bảy n Ngày 10/5/2025 PHÁP LUẬT ĐIỂM KHÁC BIỆT QUAN TRỌNG Trao đổi về việc đề xuất xử lý hình sự người từng cai nghiện nếu tái sử dụng ma túy, luật sư Đỗ Trúc Lâm (Đoàn Luật sư TPHCM) nhận định, đây là biện pháp răn đe mạnh mẽ, tạo áp lực tâm lý để người nghiện nghiêm túc cai nghiện và tránh tái phạm. Điều khoản này sẽ tạo ra một “lằn ranh” rõ ràng, buộc người nghiện phải chọn lựa giữa việc thay đổi cuộc đời hoặc đối mặt với tù tội. Nếu tuyên truyền pháp luật tốt, người nghiện sẽ hiểu rằng họ phải chịu hậu quả pháp lý nếu tái sử dụng ma túy, từ đó tăng động lực để duy trì lối sống lành mạnh sau cai. Đặc biệt, theo luật sư Lâm, quy định này chỉ áp dụng đối với người đã từng tham gia hoặc đang tham gia cai nghiện - tức là đã được điều trị, giáo dục và nhận thức được hậu quả pháp lý nếu tái sử dụng. Đây là điểm khác biệt so với các chính sách trước, vốn chỉ thiên về điều trị và giáo dục. “Việc cai nghiện sẽ diễn ra trước và lúc đang cai thì người nghiện sẽ được điều trị cắt cơn, trị liệu tâm lý, kết hợp giáo dục… nên họ sẽ biết bị phạt tù nếu sử dụng ma túy khi hòa nhập cộng đồng. Do đó, điều khoản này thông qua sẽ tạo sự răn đe, giảm việc tái nghiện rõ rệt hơn”, ông Lâm nhận định. Để ngăn ngừa tái nghiện, luật sư Lâm vẫn cho rằng cơ quan chức năng có liên quan cần làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, điều trị cắt cơn và chú trọng đào tạo nghề cho những người không có nghề nghiệp ổn định. “Khi các yếu tố pháp lý và xã hội cùng đồng hành, chúng ta mới có thể đẩy lùi được vòng luẩn quẩn tái nghiện - vi phạm - tái phạm, hướng đến một cộng đồng an toàn và lành mạnh hơn”, luật sư Lâm cho hay. Đồng quan điểm, bác sĩ Nguyễn Hữu Khánh Duy - Giám đốc Trung tâm điều dưỡng và cai nghiện ma túy Thanh Đa (quận Bình Thạnh, TPHCM) cho biết, các trung tâm cai nghiện tư nhân phải đáp ứng được điều kiện khắt khe về an ninh, cơ sở vật chất, đội ngũ y, bác sĩ điều trị, lực lượng bảo vệ… mới được phép hoạt động và chịu giám sát, kiểm tra từ cơ quan chức năng. Do đó, người nghiện không có cơ hội sử dụng ma túy hoặc trốn trại trong quá trình cai. Tại cơ sở của ông Duy, hiện có hơn 200 người nghiện từ nhiều địa phương trên cả nước, độ tuổi từ 20 đến 35 đang được điều trị cai nghiện ma túy tại đây. Ông Duy đánh giá, công tác quản lý, kiểm soát người cai nghiện đóng vai trò quan trọng để ngăn chặn thực trạng tái nghiện và trốn cai nghiện. Cai nghiện ma túy rất khó khăn, không hề đơn giản, phụ thuộc vào nhận thức của người nghiện, trình độ của cán bộ điều trị và môi trường hậu cai. “Thành công của việc cai nghiện đó là nhận thức của người nghiện tăng lên, nếu sử dụng ma túy lại thì liều lượng thấp hơn và thời gian bị tái nghiện chậm hơn. Tái nghiện sau khi đi cai còn phụ thuộc vào hoàn cảnh cá nhân, gia đình, xã hội, môi trường và sự nỗ lực, phấn đấu của người nghiện khi trở về với cộng đồng”, ông Duy chia sẻ. TỘI PHẠM MA TÚY TIẾP TỤC GIA TĂNG Tại TPHCM, trong buổi họp báo định kỳ ngày 8/5 về tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn TPHCM, Thượng tá Nguyễn Thăng Long - Phó Phòng Tham mưu Công an TPHCM cho biết, Công an TPHCM đã thực hiện quyết liệt nhiều biện pháp để ngăn ngừa tội phạm về ma túy. Từ năm 2024 đến tháng 4/2025, Công an TPHCM đã phát hiện, xử lý 4.428 vụ/11.863 đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật về ma túy; tăng 1.848 vụ; tăng 5.942 đối tượng so với thời gian liền kề. Lực lượng chức năng thu giữ hơn 1,7 tấn ma túy các loại cùng nhiều tang vật liên quan. Công an TPHCM đã khởi tố 3.992 vụ/8.582 bị can; xử phạt hành chính 436 vụ/3281 đối tượng. Điển hình, ngày 24/4 và 25/4, Công an TPHCM đã đấu tranh, triệt xóa thành công hai đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy, bắt giữ 27 đối tượng, thu giữ 245kg ma túy các loại cùng nhiều vật chứng khác. Theo Thượng tá Long, bên cạnh thuận lợi, vẫn còn một số khó khăn trong công tác phòng chống tội phạm về ma túy như: chưa có sự hợp tác chặt chẽ, có hiệu quả của một bộ phận người nghiện và gia đình người nghiện trong thực hiện công tác cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng. Một số quy định của Luật Phòng, chống ma túy và một số văn quy phạm pháp luật hiện hành cần tiếp tục bổ sung, hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu phòng, chống ma túy trong tình hình hiện nay. Tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy tiếp tục diễn biến phức tạp với phương thức, thủ đoạn liên tục thay đổi, tinh vi và phức tạp. Theo báo cáo của UBND TPHCM, tính đến ngày 14/12/2024, trên địa bàn TPHCM có 23.549 người nghiện. Trong đó, 6.833 trường hợp còn ở tại địa phương, 16.485 trường hợp đang cai nghiện tại các cơ sở cai nghiện và 258 trường hợp đang bị giam giữ. Ngoài ra còn có 4.319 người sử dụng trái phép ma túy và 3.242 người trong diện nghi nghiện, nghi sử dụng. HOÀNG THUẬN Đề xuất xử lý hình sự đối với người nghiện hoặc đang cai nghiện nếu họ tiếp tục sử dụng ma túy như quy định trong dự thảo sửa đổi Bộ luật Hình sự, được đánh giá là “cú hích” giúp giảm tình trạng tái nghiện một cách hiệu quả và bền vững. Bác sĩ Nguyễn Hữu Khánh Duy cho rằng thành công của quá trình cai nghiện phần lớn nằm ở nhận thức của người nghiện ẢNH: HOÀNG THUẬN Cơ chế răn đe mới để ngăn tái nghiện Theo cáo trạng, từ nhỏ đến khi học xong lớp 12, ông Phát sống cùng gia đình ở tỉnh Bến Tre. Sau khi thi đậu đại học tại Nhạc viện TPHCM, ông Phát lên TPHCM học và tốt nghiệp đại học năm 2007. Sau đó ông Phát làm bảo vệ tại 1 tòa nhà ở quận 4, TPHCM. Ngoài ra ông Phát còn nhận dạy thêm đàn ghi ta cho bé gái T.A (sinh ngày 8/5/2010) tại nhà riêng của ông Phát. Chiều ngày 17/6/2022, bé T. A đến nhà ông Phát để học đàn. Dạy được một lúc, ông Phát nảy sinh ham muốn tình dục liền lấy ghế ngồi sát sau lưng bé A, giả vờ chỉnh đàn rồi đưa tay đụng chạm vào vùng nhạy cảm của bé A. Bé A kéo ghế ra xa thì ông Phát kéo ghế bé A lại gần khiến bé A hoảng sợ đòi về nhưng ông Phát không đồng ý cho về. Ông Phát tiếp tục ôm eo, dùng tay đụng chạm vào cơ thể và “vùng kín” của bé A. Khi bé A tỏ thái độ khó chịu thì ông Phát mới rút tay ra khỏi cơ thể bị hại. Bé A đứng dậy đòi về thì ông Phát mới mở cửa cho về. Chiều cùng ngày, bé A kể lại sự việc trên cho mẹ nghe, gia đình nạn nhân trình báo công an. Ngày 14/10/2022, Cơ quan CSĐT Công an quận 8 khởi tố Nguyễn Tấn Phát về tội “Hiếp dâm người dưới 16 tuổi”. Tuy nhiên, sau khi gây án, ông Phát bỏ trốn, sống nhiều nơi không cố định. Công an quận 8 quyết định truy nã, tạm đình chỉ điều tra và áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh. Đến ngày 14/3/2024, ông Phát bị bắt theo lệnh truy nã. Tại Cơ quan điều tra, ông Phát thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải. Phía gia đình nạn nhân không yêu cầu bồi thường, có đơn bãi nại cho bị cáo Nguyễn Tấn Phát. TÂN CHÂU Thượng tá Nguyễn Thăng Long - Phó Phòng Tham mưu Công an TPHCM thông tin về tội phạm ma túy tại buổi họp báo định kỳ ẢNH: ANH NHÀN Dạy đàn ghi ta giở trò đồi bại với bé gái HĐXX TAND TPHCM vừa tuyên phạt ông Nguyễn Tấn Phát (70 tuổi, ngụ TPHCM) 7 năm 6 tháng về tội “Hiếp dâm người dưới 16 tuổi”. TPHCM hiện có khoảng 6.800 trường hợp nghiện còn ở tại địa phương. Ngoài ra còn có 4.319 người sử dụng trái phép ma túy và 3.242 người trong diện nghi nghiện, nghi sử dụng. Hướng tới xây dựng địa bàn không tội phạm và tệ nạn về ma túy Thượng tá Nguyễn Thăng Long cho biết, tháng 4/2024, Công an TPHCM đã tham mưu BCĐ138/TP ban hành kế hoạch về thực hiện chuyển hóa và xây dựng địa bàn không tội phạm và tệ nạn về ma túy trên địa bàn thành phố. Theo đó BCĐ138/TP đã lựa chọn 4 địa bàn cấp xã thuộc quận 5 (phường 5, phường 6 nay là phường 5, quận 5) và huyện Cần Giờ (xã Thạnh An, xã Lý Nhơn) với 19 ấp/khu phố để thực hiện chuyển hóa. BCĐ138 quận 3 và quận Tân Bình chủ động lựa chọn 2 địa bàn phường (phường 2, quận 3 và phường 5, quận Tân Bình) để thực hiện chuyển hóa. Qua theo dõi kết quả đến nay, 6 địa bàn được chấm chọn đều đạt theo các tiêu chí theo quy định. Bên cạnh đó, BCĐ138 của 267 địa bàn cấp xã còn lại đã chấm chọn 315 ấp/khu phố để xây dựng địa bàn không tội phạm và tệ nạn ma túy. Ngày 24/7/2024, Công an bắt giữ đối tượng Trần Văn Bắc (SN 1989, trú tại xã Gia Lâm, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng)- đối tượng tấn công người khác trong tình trạng “ngáo đá” TIẾP LOẠT BÀI “MẠNH TAY VỚI TỘI PHẠM MA TÚY”:

RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==