Đối thoại chính sách thúc đẩy bình đẳng giới với phụ nữ người Chu Ru

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Chiều 2/11, tại thôn Tân Hiên, xã Lạc Xuân, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Đơn Dương (Lâm Đồng) tổ chức hội nghị đối thoại với chủ đề “Chế độ, chính sách đối với phụ nữ, trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số”.
Đối thoại chính sách thúc đẩy bình đẳng giới với phụ nữ người Chu Ru ảnh 1

Quang cảnh buổi đối thoại

Ông Tạ Bố Phượng - Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện Đơn Dương, Lâm Đồng, ông Trần Hùng Dũng - Phó Chủ tịch UBND huyện và gần 100 đại biểu là đại diện lãnh đạo cấp ủy, chính quyền địa phương, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ các xã cùng người dân thôn Tân Hiên tham dự buổi đối thoại.

Chị Nguyễn Thị Hà, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Đơn Dương cho biết, thôn Tân Hiên có đến 98% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, chủ yếu người Chu Ru. Người dân làm nghề nông chính, đời sống còn nhiều khó khăn.

Trước tình hình đó, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Đơn Dương quyết định chọn thôn này làm điểm để tổ chức hội nghị đối thoại giữa phụ nữ với cấp ủy, chính quyền địa phương. Qua đó, huyện Đơn Dương kịp thời nắm bắt những khó khăn, giải đáp các vấn đề cấp bách được đặt ra bởi phụ nữ và trẻ em dân tộc thiểu số nói chung và thôn Tân Hiên nói riêng.

Tại hội nghị, các hội viên phụ nữ đặt nhiều câu hỏi về chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nhất là lao động nữ; chính sách ưu đãi vay vốn để phát triển kinh tế; chế độ đối với trẻ em thôn đặc biệt khó khăn...

Đối thoại chính sách thúc đẩy bình đẳng giới với phụ nữ người Chu Ru ảnh 2

Hội viên phụ nữ ở huyện Đơn Dương đặt câu hỏi

Lãnh đạo chính quyền các cấp ở huyện Đơn Dương ghi nhận những kiến nghị, phản ánh của phụ nữ, trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số về việc giải quyết các chế độ chính sách của Đảng, Nhà nước đối với người dân; đồng thời, hướng dẫn để phụ nữ, trẻ em thực hiện đúng các quy định pháp luật.

Thông qua đối thoại, cấp ủy, chính quyền địa phương, các ngành có liên quan và tổ chức Hội cũng kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của chị em hội viên và có định hướng chỉ đạo thực hiện tốt hơn trong thời gian tới.

Cũng theo chị Nguyễn Thị Hà, đối thoại chính sách là một trong những nội dung quan trọng của công tác bình đẳng giới.

Thông qua đối thoại nhằm đảm bảo tiếng nói, vai trò và sự tham gia thực chất của phụ nữ trong phát triển kinh tế - xã hội tại cơ sở và giám sát thực hiện bình đẳng giới.

“Khi xã hội phát triển sẽ nảy sinh nhiều vấn đề cần được các cấp chính quyền, ban ngành chức năng lên phương án giải quyết, trong đó phụ nữ và trẻ em là những đối tượng cần đặc biệt quan tâm”, chị Hà nhấn mạnh.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Giao lưu sáng kiến truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình, thúc đẩy bình đẳng giới

Giao lưu sáng kiến truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình, thúc đẩy bình đẳng giới

TPO - Tại buổi Giao lưu sáng kiến truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình do Trung ương Hội LHPN Việt Nam và Hội LHPN tỉnh Thanh Hóa phối hợp tổ chức, nhiều tiểu phẩm đặc sắc, nhiều sáng kiến hay, nhiểu hoạt động thu hút.., đã giúp hội viên, phụ nữ và nhân dân nhận thức rõ hơn trách nhiệm tham gia công tác phòng, chống bạo lực gia đình, thúc đẩy bình đẳng giới.