Đến đền Nhược Sơn nghe chuyện võ tướng vùng sơn cước Hà Khắc Chương

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Nằm nghiêng mình bên dòng sông Hồng, Khu di tích lịch sử - văn hóa đền Nhược Sơn, thuộc thôn Ngọc Châu, xã Châu Quế Hạ, Văn Yên thu hút nhiều du khách thập phương về chiêm bái, tỏ lòng thành kính đối với người anh hùng Hà Khắc Chương.
Đến đền Nhược Sơn nghe chuyện võ tướng vùng sơn cước Hà Khắc Chương ảnh 1
Một góc đền Nhược Sơn.

Võ tướng trấn giữ biên cương

Từ TP. Yên Bái, tỉnh Yên Bái ngược tỉnh lộ 151 hơn 71km, chúng ta sẽ đến Khu di tích lịch sử - văn hóa đền Nhược Sơn. Đền thờ ngài Hà Khắc Chương, người dân tộc Tày Khao, một võ tướng tài ba thời nhà Trần, có những đóng góp to lớn trong việc trấn giữ vùng biên cương phía Bắc trước quân xâm lược Nguyên Mông. Mộ của ngài cũng được đặt trong đền.

Theo chị Nguyễn Kim Lê, Phó Trưởng phòng Quản lý di tích và danh thắng, Trung tâm Quản lý Di tích và Phát triển Du lịch Yên Bái, đền Nhược Sơn được xây dựng vào thế kỷ thứ XVI. Lúc đầu, nhân dân dựng bằng tranh tre, nứa lá. Tới năm 1906, khi tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai được thông thương, các nhà buôn bỏ tiền cung tiến xây dựng lại đền với quy mô nhỏ hẹp, được người dân chăm sóc, hương khói.

Người dân địa phương gọi đền Nhược Sơn bằng tiếng dân tộc là Lòong Mẹac, Tại Mẹac. Đền nằm trên một khu đất rộng, bằng phẳng soi bóng xuống dòng sông Hồng thơ mộng.

Đến đền Nhược Sơn nghe chuyện võ tướng vùng sơn cước Hà Khắc Chương ảnh 2

Mộ phần của võ tướng Hà Khắc Chương được đặt trong đền.

Nói về chiến công, sự mưu trí của võ tướng Hà Khắc Chương, chị Nguyễn Kim Lê cho hay: Sau khi quân Nguyên Mông lần thứ 3 xâm lược nước ta và bị quân dân Đại Việt đánh bại, một đạo quân chạy ngược theo sông Hồng về Vân Nam. Đạo quân xâm lược này đã bị quân dân địa phương do tướng Hà Khắc Chương chỉ huy, truy kích từ Phú Thọ theo sông Hồng lên Yên Bái.

Tới đất Châu Quế Hạ, tướng Hà Khắc Chương chiêu mộ thổ binh địa phương, cắm chốt tại ngòi Thác Nhược phục kích quân địch.

Đến đền Nhược Sơn nghe chuyện võ tướng vùng sơn cước Hà Khắc Chương ảnh 3

Ngày 20 tháng Giêng và 20 tháng Chín (âm lịch) người dân địa phương lễ tế và dâng hương, tỏ lòng thành kính vị anh hùng dân tộc.

Sau một tuần, quân địch lọt vào trận địa mai phục, quân ta từ mọi hướng xông ra phá tan quân địch. Trong lúc quyết chiến, tướng Hà Khắc Chương bị thương nặng rồi hi sinh. Quân sĩ, nhân dân đưa thi thể ông sang sông chôn cất ở cửa ngòi Nhược Sơn.

Cảm kích về công lao, trí dũng của ông, vua Trần xuống chiếu sắc phong cho ông là Bình nguyên Thượng tướng trung dũng hầu và được nhân dân lập đền thờ, hương khói quanh năm.

Những đóng góp của các dân tộc miền núi phía Bắc dưới sự chỉ huy của tướng Hà Khắc Chương thể hiện sức mạnh đoàn kết kháng chiến chống quân Nguyên Mông của toàn thể dân tộc.

Đến đền Nhược Sơn nghe chuyện võ tướng vùng sơn cước Hà Khắc Chương ảnh 4

Bến đò Nhược Sơn, nằm trong khu di tích đền Nhược Sơn

Địa điểm trình diễn văn hoá độc đáo của vùng cao

Khu di tích Nhược Sơn đã được xếp hạng Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia số 72/QĐ - BVHTT ngày 16/11/2005. Bà Nguyễn Thị Huệ, thành viên Ban Quản lý đền Nhược Sơn cho biết, để tỏ lòng thành kính, biết ơn và tưởng nhớ vị tướng tài ba cũng là thể hiện ước vọng về một cuộc sống yên bình, no ấm, hạnh phúc, vào ngày 20 tháng Giêng và 20 tháng Chín (âm lịch) hằng năm, nhân dân nơi đây làm lễ tế trâu đen và dâng hương tưởng nhớ ngài.

Đến đền Nhược Sơn nghe chuyện võ tướng vùng sơn cước Hà Khắc Chương ảnh 5

Đoạn sông Hồng chảy qua đền Nhược Sơn.

"Nay đền Nhược Sơn được khôi phục, tôn tạo nhằm giữ gìn một di sản văn hóa lịch sử của địa phương, tạo môi trường tâm linh giữa khung cảnh thiên nhiên sơn thủy hữu tình. Khách thập phương về dự lễ hội được hòa mình vào thiên nhiên, cảm nhận ý nghĩa sâu xa của quá khứ hào hùng, nối tiếp truyền thống và nếp sống đạo hiếu nhân nghĩa của dân tộc ta", bà Nguyễn Thị Huệ chia sẻ.

Đến đền Nhược Sơn nghe chuyện võ tướng vùng sơn cước Hà Khắc Chương ảnh 6

Nhân dân dâng lễ vật tưởng nhớ dũng tướng Hà Khắc Chương.

Lễ hội đền Nhược Sơn được tổ chức với nhiều nghi thức cổ truyền. Mở đầu là lễ mổ trâu tế dũng tướng Hà Khắc Chương. Đây là nghi lễ chính thức được duy trì từ bao đời nay ở Nhược Sơn.

Sau phần lễ, phần hội được tổ chức với nhiều hoạt động văn hóa đậm đà bản sắc của đồng bào dân tộc Tây Bắc, nhiều trò chơi dân gian như: đẩy gậy, chọi gà, ném còn, đá cầu, múa xòe… thu hút đông đảo nhân dân trong vùng, du khách thập phương tham gia.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

TPO - Thông tư mới của Bộ GD&ĐT quy định, dạy Tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 nhằm mục tiêu chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, chủ động cho trẻ trong học tập, hình thành kĩ năng học tập cơ bản và năng lực sử dụng Tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp, ứng xử xã hội cho trẻ.
Đan Viện Châu Sơn

Chiều buông Đan viện Châu Sơn

TP - Đã bao năm thênh thang vo vo bánh xe lăn những Quốc lộ số 1, đường Hồ Chí Minh và cao tốc đã khiến tôi bỏ bẵng đi xứ Nho Quan của đất Ninh Bình này. Mà đâu phải xứ lạ? Nho Quan kề ngay địa đầu phía Bắc của xứ Thanh chỉ cách Thành Nhà Hồ Vĩnh Lộc quê tôi vài chục cây số!
Các thành viên của Ethnicity trong một chuyến thực tế về địa phương

Dệt thổ cẩm bằng công nghệ số

TP - Yêu văn hóa dân tộc theo cách riêng, một nhóm bạn trẻ đã nhiệt huyết “dệt” hàng ngàn mẫu hoa văn thổ cẩm của người dân tộc thiểu số bằng công nghệ số. Và từ đây, thổ cẩm Việt đã đi ra thế giới.