Đề xuất mức chi hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số sinh đẻ an toàn

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Bộ Tài chính đề xuất quy định mới triển khai các gói hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số sinh đẻ an toàn và chăm sóc sức khoẻ trẻ em.

Bộ Tài chính đang dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 15/2022/TT-BTC ngày 04/3/2022 của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025.

Trong đó, Bộ đề xuất sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 Điều 38 về triển khai các gói hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số sinh đẻ an toàn và chăm sóc sức khoẻ trẻ em.

Cụ thể, thay vì khảo sát thực tế tại các tỉnh có tỷ lệ sinh con tại nhà cao, địa bàn có những nhóm dân tộc thiểu số rất ít người sinh sống, Bộ Tài chính đề xuất đánh giá hiệu quả, tác động của gói chính sách tại các tỉnh có tỷ lệ sinh con tại nhà cao, địa bàn có những nhóm dân tộc thiểu số rất ít người sinh sống, gồm xây dựng công cụ, khảo sát, hội thảo; tọa đàm và đánh giá/phỏng vấn sâu tại hộ gia đình; khảo sát thực tế tại hiện trường; xây dựng báo cáo đánh giá đề xuất gói chính sách khuyến khích sinh đẻ an toàn. Mức chi theo quy định tại khoản 2, khoản 7, khoản 8 Điều 4 và Điều 59 Thông tư này.

Đề xuất mức chi hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số sinh đẻ an toàn ảnh 1

Bên cạnh đó, hỗ trợ theo phương thức khoán cho bà mẹ sinh đẻ an toàn và chăm sóc tại nhà sau sinh tại các tỉnh có đông người dân tộc thiểu số và có tỷ lệ sinh con tại nhà cao hơn mức trung bình của cả nước (không bao gồm các dịch vụ được thanh toán từ quỹ bảo hiểm y tế).

Hỗ trợ chăm sóc khi đến khám thai tại cơ sở y tế

Bộ Tài chính đề xuất bổ sung mới quy định hỗ trợ đi lại cho bà mẹ và 1 người nhà chăm sóc khi đến khám thai tại cơ sở y tế 4 lần trong suốt thai kỳ (lần 1 vào 3 tháng đầu, lần 2 vào 3 tháng giữa, lần 3 và lần 4 vào 3 tháng cuối theo Quyết định số 4128/QĐ-BYT ngày 29/7/2016 của Bộ Y tế ban hành "Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản": 100.000 đồng/người.

Ngoài ra, hỗ trợ chi phí đi lại cho bà mẹ và 01 người nhà chăm sóc khi đến sinh con tại cơ sở y tế: 100.000 đồng/người.

Hỗ trợ gói vật tư chăm sóc khi sinh gồm bỉm sơ sinh, băng vệ sinh cho bà mẹ, tã lót, áo sơ sinh, mũ, bao tay, bao chân em bé, khăn lau bé, túi đo lượng máu mất lúc sinh: 500.000 đồng/gói/mẹ, trường hợp sinh từ 02 em bé trở lên thì được hỗ trợ thêm từ em bé thứ hai là 300.000 đồng/gói/em bé.

Hỗ trợ tiền ăn cho bà mẹ và người chăm sóc: 50.000 đồng/ngày/người (tối đa 3 ngày đối với sinh thường và 5 ngày đối với sinh mổ).

Hỗ trợ 1 lần lương thực, dinh dưỡng cho bà mẹ nuôi con bú trong 6 tháng đầu sau sinh: 1.200.000 đồng.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Đẩy lùi hủ tục, hành vi phản cảm, bạo lực trong lễ hội

Đẩy lùi hủ tục, hành vi phản cảm, bạo lực trong lễ hội

TPO - Bộ tiêu chí về môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống vừa được lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL) ký ban hành với mục đích đảm bảo một mùa lễ hội văn minh, lành mạnh, đồng thời bài trừ hủ tục, tập quán lạc hậu, nghi lễ có tính bạo lực và các hành vi phản cảm, lệch chuẩn.
Điểm cầu tỉnh Cao bằng tham gia họp trực tuyến.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh làm việc với tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn

TPO - Sáng 23/11, ông Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc chủ trì Hội nghị trực tuyến làm việc với lãnh đạo các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng, xuất nhập khẩu, nhà ở xã hội, thị trường bất động sản, kỷ luật kỷ cương hành chính; tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của 2 tỉnh trong quá trình thực hiện.