Lâm Đồng:

Đẩy mạnh tuyên truyền bình đẳng giới, không bỏ thai nhi giới tính nữ

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Ngành y tế Lâm Đồng đẩy mạnh tuyên truyền về bình đẳng giới, không bỏ thai nhi giới tính nữ, để giảm chênh lệch về tỷ số giới tính khi sinh tại địa phương.
Đẩy mạnh tuyên truyền bình đẳng giới, không bỏ thai nhi giới tính nữ ảnh 1

Ngành y tế đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao kiến thức về dân số và giới cho phụ nữ

Hơn 10 tháng qua, các cơ quan y tế trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nhất là tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề để nâng cao kiến thức cho hàng trăm phụ nữ có thai. Nội dung tuyên truyền tập trung vào dấu hiệu nguy hiểm của trẻ sơ sinh tại các vùng khó khăn; đồng thời tuyên truyền về bình đẳng giới, không bỏ thai nhi giới tính nữ.

Các buổi nói chuyện chuyên đề này đã thu hút hàng trăm bà mẹ tham gia, đặc biệt phụ nữ ở vùng sâu vùng xa thuộc huyện Đam Rông.

Sở dĩ ngành y tế Lâm Đồng đẩy mạnh tuyên truyền không bỏ thai nhi giới tính nữ vì chênh lệch về tỷ số giới tính khi sinh tại địa phương còn khá cao.

Cụ thể, năm 2022 có 4/12 huyện (Đam Rông, Bảo Lâm, Đạ Tẻh, Cát Tiên) có tỷ số giới tính khi sinh trên 112 trẻ trai/100 trẻ gái; 4/12 huyện (Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà có tỷ số giới tính khi sinh từ 109-112 trẻ trai/100 trẻ gái; 4/12 huyện, thành phố (Đạ Huoai, Di Linh, Đà Lạt, Bảo Lộc) có tỷ số giới tính khi sinh dưới 109 trẻ trai/100 trẻ gái.

Theo bà Huỳnh Thị Phương Duyên, Phó Giám đốc Sở Y tế Lâm Đồng, thời gian qua, sở đã lồng ghép tuyên truyền, phổ biến và thực hiện hiệu quả các nội dung về lĩnh vực công tác vì sự tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới.

Đặc biệt ngành y tế luôn quan tâm xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ công chức, viên chức, người lao động nữ; bảo đảm tỷ lệ nữ, bình đẳng giới trong công tác cán bộ.

Các cơ quan y tế tham gia tư vấn lồng ghép nội dung về giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh tại các trường THPT trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng; phối hợp với các cơ quan báo chí tuyên truyền, vận động tư vấn về công tác dân số và phát triển.

Ngành y tế đã tạo nên chiến dịch truyền thông vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới trên phạm vi toàn tỉnh. Qua đó, đề cao vai trò, trách nhiệm và tính chủ động tham gia hành động của cá nhân, gia đình, cộng đồng, cơ quan, tổ chức trong việc đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thúc đẩy bình đẳng giới; phòng ngừa, ứng phó với bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em.

Các cơ quan y tế đã đẩy mạnh tuyên truyền kiến thức về giới, gia đình, các chương trình thực hiện công tác bình đẳng giới, thực hiện chính sách pháp luật liên quan đến lao động nữ, vì sự phát triển của phụ nữ, công tác cán bộ nữ, dân số, sức khỏe sinh sản.

Ngành y tế cũng quan tâm cử đại diện tham gia giải quyết các vấn đề có liên quan trực tiếp đến lao động nữ và trẻ em.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Giao lưu sáng kiến truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình, thúc đẩy bình đẳng giới

Giao lưu sáng kiến truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình, thúc đẩy bình đẳng giới

TPO - Tại buổi Giao lưu sáng kiến truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình do Trung ương Hội LHPN Việt Nam và Hội LHPN tỉnh Thanh Hóa phối hợp tổ chức, nhiều tiểu phẩm đặc sắc, nhiều sáng kiến hay, nhiểu hoạt động thu hút.., đã giúp hội viên, phụ nữ và nhân dân nhận thức rõ hơn trách nhiệm tham gia công tác phòng, chống bạo lực gia đình, thúc đẩy bình đẳng giới.