Cùng cam kết và hành động vì bình đẳng giới

0:00 / 0:00
0:00
TPO - "Sẽ không có bình đẳng giới nếu không có sự tham gia của nam giới trong công việc gia đình và chấm dứt bạo hành với phụ nữ và trẻ em gái...",  Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung nói.

Sáng 10/11, Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2023 do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) chủ trì, phối hợp tổ chức tại Hà Nội.

Tại Lễ phát động, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung cho biết: Để giải quyết bất bình đẳng giới ở Việt Nam, bên cạnh luật pháp, chính sách, chương trình để đảm bảo an sinh xã hội thì công tác truyền thông được xác định là nhiệm vụ, giải pháp quan trọng nhất nhằm nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi, góp phần xóa bỏ định kiến, tiến tới thực hiện bình đẳng giới thực chất.

Việc triển khai Chương trình Truyền thông về bình đẳng giới đến năm 2030 và thực hiện Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới từ năm 2016 đến nay đã tạo ra những hiệu ứng tích cực, thu hút sự quan tâm, hưởng ứng của người dân, cộng đồng và các cơ quan, tổ chức, góp phần nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi, rút ngắn khoảng cách giới trong hầu hết các lĩnh vực.

Cũng tại buổi lễ, ông Đào Ngọc Dung đề nghị và mong muốn các bộ, ngành, cơ quan, các cấp ủy Đảng, chính quyền, tổ chức, đoàn thể, các cơ quan truyền thông và mỗi người dân cùng cam kết, tham gia và có các hành động cụ thể thiết thực, hiệu quả đối với công tác bình đẳng giới, vì sự phát triển và phồn vinh, hạnh phúc của mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội.

“Một thế giới hòa bình, không có bạo lực, dịch bệnh, đói nghèo, một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh và tràn ngập tình nhân ái là ước nguyện chính đáng của mỗi con người. Ước vọng ấy chỉ có thể sớm thành hiện thực nếu tất cả chúng ta cùng chung tay vun đắp với sự hiểu biết, trách nhiệm và tình yêu thương.

Sẽ không có bình đẳng giới nếu không có sự tham gia của nam giới trong công việc gia đình và chấm dứt bạo hành với phụ nữ và trẻ em gái. Phụ nữ cần nâng cao tính tự chủ, sự quyết đoán để tham gia tích cực hơn nữa vào các lĩnh vực của đời sống kinh tế- xã hội.

Cùng với đó, nam giới cũng cần xây dựng được niềm tin rằng, họ có thể đảm đương và thực hiện tốt vai trò chăm sóc gia đình, là một phần của giải pháp để chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ”, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH nhấn mạnh.

Tại buổi lễ, các đại biểu cũng đánh giá những thách thức trong công tác bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới trong thời gian tới và điều này đòi hỏi sự chung tay, vào cuộc nhiều hơn nữa của các cấp, cácngành và toàn xã hội.

Bà Pauline Tamesis, Điều phối viên thường trú Liên Hợp quốc tại Việt Nam cho biết: “Chúng ta đều biết rằng đại dịch COVID-19, biến đổi khí hậu, các thảm họa tự nhiên, chiến tranh, xung đột đều làm gia tăng bạo lực giới và làm trầm trọng thêm khó khăn kinh tế của các hộ gia đình. Để giảm thiểu tác động của những mối đe dọa này, việc đầu tư vào việc phòng ngừa là cực kỳ cần thiết. Đầu tư vào phòng ngừa không chỉ giúp ích cho phụ nữ, trẻ em, gia đình mà còn giúp cho nền kinh tế quốc gia khỏe mạnh và bền vững hơn".

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Giao lưu sáng kiến truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình, thúc đẩy bình đẳng giới

Giao lưu sáng kiến truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình, thúc đẩy bình đẳng giới

TPO - Tại buổi Giao lưu sáng kiến truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình do Trung ương Hội LHPN Việt Nam và Hội LHPN tỉnh Thanh Hóa phối hợp tổ chức, nhiều tiểu phẩm đặc sắc, nhiều sáng kiến hay, nhiểu hoạt động thu hút.., đã giúp hội viên, phụ nữ và nhân dân nhận thức rõ hơn trách nhiệm tham gia công tác phòng, chống bạo lực gia đình, thúc đẩy bình đẳng giới.