Trời đổ mưa lớn ở nơi chưa bao giờ có mưa, nhưng vì sao việc này “đáng lo hơn đáng mừng”?

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Mưa đã rơi nhiều tiếng đồng hồ ở một nơi trên Trái Đất mà chưa từng có mưa. Nghe thì có vẻ đáng mừng, nhưng thực tế, đây không phải là nơi bị hạn hán mà mong mưa. Các nhà nghiên cứu cho rằng, đợt mưa bất thường này cực kỳ đáng lo thì đúng hơn.

Có những nơi trên thế giới phải chịu những đợt nóng dài ngày, mong mưa cũng không có. Tuy nhiên, mưa đã vừa đổ xuống suốt nhiều tiếng đồng hồ ở điểm cao nhất của Greenland (thuộc Đan Mạch). Đây là lần đầu tiên trong lịch sử mà mưa đã rơi ở nơi này, bởi thực ra thì nhiệt độ ở đây hiếm khi cao được hơn mức nhiệt độ đóng băng.

Các nhà khoa học đã xác nhận về trận mưa này, được ghi nhận ở Trạm Summit, một trung tâm nghiên cứu của Cơ quan Khoa học Quốc gia Mỹ, đặt tại Greenland.

Đây cũng là lần thứ ba trong vòng chưa đến một thập kỷ mà người ta ghi nhận được nhiệt độ trên mức đóng băng ở trạm nghiên cứu này.

Trời đổ mưa lớn ở nơi chưa bao giờ có mưa, nhưng vì sao việc này “đáng lo hơn đáng mừng”? ảnh 1

Các nhà khoa học lần đầu tiên thấy mưa ở Greenland. Ảnh: Alicia Bradley/ Cơ quan Khoa học Quốc gia Mỹ.

Đợt mưa đầu tiên này khiến băng tan đáng kể, trong khi chỉ vừa mới cuối tháng 7, đã có một đợt băng tan khác ở đây, được gọi là một trong những đợt băng tan nhiều nhất trong một thập kỷ qua. Điều này cộng với việc băng tan nhanh ở Bắc Cực khiến các nhà khoa học lo lắng rằng mực nước biển ở khắp nơi trên thế giới sẽ dâng nhanh.

Theo Ted Scambos, một nhà nghiên cứu cấp cao ở ĐH Colorado, thì đợt mưa này là bằng chứng cho thấy Greenland đang ấm lên nhanh chóng và không khí nóng đã gây ra mưa.

Trời đổ mưa lớn ở nơi chưa bao giờ có mưa, nhưng vì sao việc này “đáng lo hơn đáng mừng”? ảnh 2

Một phần của Trạm Summit ở Greenland. Ảnh: Brennan Linsley/ AP.

Theo Trung tâm Dữ liệu Băng tuyết Quốc gia (Mỹ) thì đã có khoảng 7 tỷ tấn nước mưa rơi xuống Greenland. Một số mô hình khí hậu cho rằng, nếu con người không có những biện pháp quyết liệt để chống biến đổi khí hậu thì đến năm 2050, Bắc Băng Dương sẽ chẳng còn chút băng nào vào mỗi mùa Hè.

Trời đổ mưa lớn ở nơi chưa bao giờ có mưa, nhưng vì sao việc này “đáng lo hơn đáng mừng”? ảnh 3

Một nhà nghiên cứu ở Greenland cầm một mảnh băng mỏng, hình thành khi mưa rơi lên tuyết tại đây. Ảnh: CNN.

Và đó không phải chuyện “nghe rồi để đấy”, mà có thể gây ra những hậu quả rất thảm khốc: Nếu băng của Greenland tan hết, thì các nhà khoa học cho rằng mực nước biển toàn cầu sẽ dâng lên hơn 6 mét, ảnh hưởng trực tiếp đến người dân ở những vùng ven biển trên khắp thế giới và có thể nhấn chìm một số thành phố như New York (Mỹ), Amsterdam (Hà Lan), Thượng Hải (Trung Quốc)…

Trời đổ mưa lớn ở nơi chưa bao giờ có mưa, nhưng vì sao việc này “đáng lo hơn đáng mừng”? ảnh 7
Theo nhiều nguồn tin
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Giải mã “lời nguyền của Pharaoh” khiến 20 người thiệt mạng sau khi vào lăng mộ

Giải mã “lời nguyền của Pharaoh” khiến 20 người thiệt mạng sau khi vào lăng mộ

HHT - “Lời nguyền của Pharaoh” đã được nói đến từ năm 1922 và cũng được ghi lại trong một số văn bản của Ai Cập cổ. Kể từ năm đó, 20 người mở và vào lăng mộ Vua Tutankhamun ở Ai Cập đều dần dần qua đời vì nhiều chứng bệnh khác nhau. Giờ thì các nhà khoa học cho rằng đã giải mã được bí ẩn về “lời nguyền” này.
Khí SO2 từ núi lửa phun ở Indonesia bay đến sát miền Nam nước ta, ảnh hưởng thế nào?

Khí SO2 từ núi lửa phun ở Indonesia bay đến sát miền Nam nước ta, ảnh hưởng thế nào?

HHT - Tại Indonesia gần đây có nhiều lần núi lửa phun trào rất mạnh, trong đó lần gần nhất là vụ phun trào của núi Ruang vào ngày 30/4. Đến nay, khí sulfur dioxide (SO2) do vụ phun trào này đã theo chiều gió lan rộng sang Malaysia và đến sát miền Nam nước ta. Vậy khí này có thể gây những ảnh hưởng gì?