Sắp có nhật thực "sừng quỷ" kéo dài 4 tiếng, ở Việt Nam liệu có thể quan sát?

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Các nhà khoa học cho biết, hiện tượng nhật thực một phần gọi là "sừng quỷ" sẽ xảy ra vào ngày mai, tức là ngày 29/3, kéo dài trong 4 tiếng.

Theo Hội Thiên văn Hà Nội (HAS), nhật thực đầu tiên của năm 2025 sẽ diễn ra vào ngày 29/3. Dự kiến hiện tượng này là nhật thực một phần, có thể quan sát ở các vùng phía Đông và phía Bắc Canada cũng như Đông Bắc của Mỹ. Châu Âu sẽ chứng kiến nhật thực một phần nông hơn, hiện tượng này cũng sẽ xảy ra ở một số khu vực nhỏ thuộc vùng Caribe, châu Phi và Siberia.

Điều này đồng nghĩa với việc ở Việt Nam không thể quan sát được hiện tượng nhật thực một phần lần này.

Mặt Trời mọc ngày 29/3 sẽ trông khá kỳ lạ từ bờ biển Đông Bắc của Bắc Mỹ. Với nhật thực một phần sâu đang diễn ra, Mặt Trời hình lưỡi liềm sẽ xuất hiện ở đường chân trời phía Đông. 13 tiểu bang của Mỹ sẽ chứng kiến sự kiện nhật thực lần này dưới một hình thức nào đó, với nhật thực sâu hơn có thể nhìn thấy khi bạn đi xa hơn về phía Đông Bắc.

Sắp có nhật thực "sừng quỷ" kéo dài 4 tiếng, ở Việt Nam liệu có thể quan sát? ảnh 1

Nhật thực toàn phần trên bầu trời thành phố Plano, Texas, Mỹ ngày 8/4/2024. (Ảnh: THX)

Chuyên gia cho biết trong nhật thực một phần, Trái Đất, Mặt Trăng và Mặt Trời không hoàn toàn thẳng hàng. Nhìn từ Trái Đất, Mặt Trăng che phủ một phần, nhưng không phải toàn bộ Mặt Trời.

Vào thời điểm nhật thực xuất hiện, Mặt Trăng sẽ che phủ 93% đĩa Mặt Trời. Hiện tượng này sẽ xảy ra vào lúc Mặt Trời mọc ở khu vực Nunavik của Canada, phía đông Vịnh Hudson ở phía bắc Quebec.

Nếu thời tiết cho phép, những người quan sát gần khu vực này của lục địa Bắc Mỹ sẽ trải nghiệm hiện tượng được gọi là "sừng quỷ". Khi Mặt Trời mọc lên phía trên đường chân trời phía đông, nó sẽ gần như bị mặt trăng che phủ hoàn toàn. Phần duy nhất có thể nhìn thấy của Mặt Trời sẽ là một lưỡi liềm hẹp, giống như một cặp sừng khi nó xuất hiện.

Vì đây là nhật thực một phần nên người quan sát phải đeo kính bảo vệ mắt, có thể là một cặp kính nhật thực được chứng nhận hoặc kính thiên văn được trang bị bộ lọc ánh sáng mặt trời.

Tới tháng 9, nhân loại sẽ được chứng kiến nguyệt thực toàn phần vào 7 - 8/9 và nhật thực một phần vào ngày 21/9/2025. Nhật thực một phần lần thứ hai của năm 2025 sẽ diễn ra trên New Zealand và một vùng đất thưa dân ở Nam bán cầu.

Sắp có nhật thực "sừng quỷ" kéo dài 4 tiếng, ở Việt Nam liệu có thể quan sát? ảnh 5
MỚI - NÓNG
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Những vết nứt trên tường nhà sau rung chấn do động đất Myanmar: Nguy cơ thế nào?

Những vết nứt trên tường nhà sau rung chấn do động đất Myanmar: Nguy cơ thế nào?

HHT - Trận động đất 7,7 độ ở Myanmar đã gây rung lắc ở nhiều nước khác trong khu vực. Tại nước ta, mặc dù ảnh hưởng được cho là không lớn, nhưng nhiều gia đình cũng nói rằng trên tường nhà xuất hiện các vết nứt sau chấn động do động đất, gây lo lắng. Vậy vết nứt thế nào là nguy hiểm, nguy cơ của từng kiểu vết nứt ra sao?
Miền Bắc sắp hết rét nhưng lại nồm ẩm, Hà Nội sẽ mưa đúng dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ

Miền Bắc sắp hết rét nhưng lại nồm ẩm, Hà Nội sẽ mưa đúng dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ

HHT - Không khí lạnh bắt đầu suy yếu ở miền Bắc và nhiệt độ sẽ tăng dần, trong vài ngày tới còn tăng khá nhiều. Nhưng nồm ẩm cũng sẽ quay trở lại. Ở Thủ đô Hà Nội và nhiều tỉnh thành khác tại miền Bắc, dự báo trời sẽ mưa đúng dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương. Cụ thể nhiệt độ sẽ ở mức bao nhiêu và mưa vào những ngày nào?
Một người đã “tiên tri” về động đất ở Myanmar trước 1 tháng, chuẩn cả tâm chấn

Một người đã “tiên tri” về động đất ở Myanmar trước 1 tháng, chuẩn cả tâm chấn

HHT - Có một người ở Ấn Độ đã đăng bài viết rằng sắp có động đất mạnh và ghi rõ các tọa độ, địa điểm. Bài viết này được đăng đúng một tháng trước khi động đất ở Myanmar xảy ra. Địa điểm ghi trong bài cũng chính xác là tâm chấn. Các nhà khoa học cũng đã lên tiếng về lời “tiên tri” kỳ lạ này.
“Đứt gãy Sagaing” gây động đất ở Myanmar chạy theo hướng nào, nguy hiểm ra sao?

“Đứt gãy Sagaing” gây động đất ở Myanmar chạy theo hướng nào, nguy hiểm ra sao?

HHT - Trận động đất ở Myanmar - mạnh 7,7 độ - đã khiến nhiều nơi ở châu Á rung chuyển. Nguyên nhân gây ra trận động đất mạnh này được cho là đứt gãy Sagaing - một đứt gãy mà các chuyên gia cảnh báo rằng có thể gây động đất mạnh đến 8,6 độ, ảnh hưởng đến các nước Đông Nam Á. Vậy đứt gãy này ở đâu, đi theo hướng thế nào, nguy hiểm ra sao?