Mây tận thế xuất hiện ở Canada: Đây có thể là lần cuối cùng nhìn thấy chúng?

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Trên bầu trời ở Canada mới đây có những đám mây rất lạ, trông vô cùng giống một bức tranh nổi tiếng của danh họa Van Gogh. Chúng được gọi là “mây tận thế”, và tại sao các nhà khoa học nói rằng rất có thể đây là “lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng” chúng ta nhìn thấy chúng?

Ngay cả những người không am hiểu hội họa có thể cũng biết đến bức tranh Đêm đầy sao của danh họa Vincent van Gogh vì bức tranh đó cực kỳ nổi tiếng. Xem tranh này trên mạng thì dễ, nhưng không phải ai cũng có điều kiện được nhìn tận mắt tác phẩm này ngoài đời thực.

Tuy nhiên, mới đây, người dân ở Ottawa (Canada) lại như được chiêm ngưỡng phiên bản thật của tác phẩm đó. Đó là vì vào buổi sáng, bỗng nhiên bầu trời ở đây có mây rất lạ, trông rất giống bức tranh nói trên.

Mây tận thế xuất hiện ở Canada: Đây có thể là lần cuối cùng nhìn thấy chúng? ảnh 1

Bầu trời trông rất lạ ở Ottawa (Canada). Ảnh: Ann Martin.

Trong những hình ảnh được chụp ở Ottawa, bầu trời được phủ kín bởi màn mây xám nhấp nhô như sóng cuộn. Ánh sáng len lỏi qua một số điểm trên bầu trời đầy mây, tạo ra sự tương phản rõ rệt giữa màu xám và màu trắng. Và thế là bầu trời trông như một bức tranh đen trắng lạ mắt.

Hình ảnh mây này nhanh chóng nhận được hàng trăm nghìn lượt thích và hàng chục nghìn lượt chia sẻ. Netizen viết, họ chưa bao giờ nhìn thấy mây như vậy, và thừa nhận trông bầu trời thực sự giống tác phẩm Đêm đầy sao.

Mây tận thế xuất hiện ở Canada: Đây có thể là lần cuối cùng nhìn thấy chúng? ảnh 2

Tác phẩm "Đêm đầy sao" của danh họa Vincent van Gogh. Ảnh: Viện bảo tàng Mỹ thuật Metropolitan (New York, Mỹ).

Theo trang CBC, đây là mây asperitas, hay mây tận thế, mới được công nhận bởi Atlas Mây Quốc tế vào năm 2017. Chúng trông khá tăm tối và đáng sợ nhưng thực ra không liên quan đến “tận thế”. Các nhà khí tượng học cũng chưa hiểu hoàn toàn về sự hình thành của kiểu mây này. Họ chỉ cho rằng mây asperitas có thể xuất hiện trước hoặc sau cơn dông, nhưng có khi cũng chẳng có cơn dông nào đi kèm chúng cả.

Mây tận thế xuất hiện ở Canada: Đây có thể là lần cuối cùng nhìn thấy chúng? ảnh 3

Bầu trời trông như một bức tranh đen trắng. Ảnh: Ann Martin.

Các chuyên gia khí tượng nói, mây tận thế được coi là kiểu mây hiếm nhất trên Trái Đất, nên đây “có thể là lần đầu tiên và lần cuối cùng chúng ta nhìn thấy chúng”. Ngoài ra, bình thường mây tận thế trông chỉ như những gợn sóng màu xám, tình cờ lần này mây lại cuộn đều và có ánh sáng len lỏi rất lạ, tạo ra hình ảnh rất giống bức tranh của Van Gogh, nên có thể nói đây là hiện tượng "cả đời chỉ thấy một lần".

Mây tận thế xuất hiện ở Canada: Đây có thể là lần cuối cùng nhìn thấy chúng? ảnh 7
MỚI - NÓNG
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Những vết nứt trên tường nhà sau rung chấn do động đất Myanmar: Nguy cơ thế nào?

Những vết nứt trên tường nhà sau rung chấn do động đất Myanmar: Nguy cơ thế nào?

HHT - Trận động đất 7,7 độ ở Myanmar đã gây rung lắc ở nhiều nước khác trong khu vực. Tại nước ta, mặc dù ảnh hưởng được cho là không lớn, nhưng nhiều gia đình cũng nói rằng trên tường nhà xuất hiện các vết nứt sau chấn động do động đất, gây lo lắng. Vậy vết nứt thế nào là nguy hiểm, nguy cơ của từng kiểu vết nứt ra sao?
Miền Bắc sắp hết rét nhưng lại nồm ẩm, Hà Nội sẽ mưa đúng dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ

Miền Bắc sắp hết rét nhưng lại nồm ẩm, Hà Nội sẽ mưa đúng dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ

HHT - Không khí lạnh bắt đầu suy yếu ở miền Bắc và nhiệt độ sẽ tăng dần, trong vài ngày tới còn tăng khá nhiều. Nhưng nồm ẩm cũng sẽ quay trở lại. Ở Thủ đô Hà Nội và nhiều tỉnh thành khác tại miền Bắc, dự báo trời sẽ mưa đúng dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương. Cụ thể nhiệt độ sẽ ở mức bao nhiêu và mưa vào những ngày nào?
Một người đã “tiên tri” về động đất ở Myanmar trước 1 tháng, chuẩn cả tâm chấn

Một người đã “tiên tri” về động đất ở Myanmar trước 1 tháng, chuẩn cả tâm chấn

HHT - Có một người ở Ấn Độ đã đăng bài viết rằng sắp có động đất mạnh và ghi rõ các tọa độ, địa điểm. Bài viết này được đăng đúng một tháng trước khi động đất ở Myanmar xảy ra. Địa điểm ghi trong bài cũng chính xác là tâm chấn. Các nhà khoa học cũng đã lên tiếng về lời “tiên tri” kỳ lạ này.
“Đứt gãy Sagaing” gây động đất ở Myanmar chạy theo hướng nào, nguy hiểm ra sao?

“Đứt gãy Sagaing” gây động đất ở Myanmar chạy theo hướng nào, nguy hiểm ra sao?

HHT - Trận động đất ở Myanmar - mạnh 7,7 độ - đã khiến nhiều nơi ở châu Á rung chuyển. Nguyên nhân gây ra trận động đất mạnh này được cho là đứt gãy Sagaing - một đứt gãy mà các chuyên gia cảnh báo rằng có thể gây động đất mạnh đến 8,6 độ, ảnh hưởng đến các nước Đông Nam Á. Vậy đứt gãy này ở đâu, đi theo hướng thế nào, nguy hiểm ra sao?