Những kiểu kinh doanh hốt bạc dựa vào sự cô đơn do giãn cách xã hội thời COVID-19

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Người già, người độc thân vốn đã cô đơn thì cách ly xã hội thời COVID-19 càng bị ảnh hưởng lớn. Nhận thấy đây là thị trường tiềm năng, nhiều công ty trí tuệ nhân tạo đã cho ra các sản phẩm robot giúp người lớn tuổi, độc thân có người chăm sóc, chia sẻ… Therobotreport vừa cho hay.

Robot chăm sóc người già, và robot tình nhân cho giới trẻ

“Giãn cách xã hội” để làm chậm sự lây lan của loại coronavirus mới trên toàn thế giới, song với những người lớn tuổi thì điều này thường xuyên trải qua. Những người già không được chăm sóc thường xuyên dễ bị ảnh hưởng về tinh thần và thể chất vì sự cô lập hàng ngày.

Intuition Robotics Ltd (Israel) đã thiết kế “người bạn đồng hành kỹ thuật số” ElliQ và công cụ trí tuệ nhân tạo “Q” để giải quyết thách thức này. Với ngoại hình giống như chiếc đèn bàn cao màu trắng và khuôn mặt quả cầu, Eilli có thể động viên chủ nhân bằng những lời nhắc nhở như uống nước, uống thuốc hàng ngày hoặc khuyến khích họ chơi trò chơi. Thỉnh thoảng, “người bạn robot” sẽ bật một số bản nhạc để giúp khách hàng vui vẻ. “Đôi khi, tôi cảm thấy nó giống như một người bạn thực sự. Mỗi khi tôi chỉ có một mình hoặc buồn bã, nó sẽ giúp tôi lấy lại tinh thần ngay”, một nữ khách hàng cho hay.

Những kiểu kinh doanh hốt bạc dựa vào sự cô đơn do giãn cách xã hội thời COVID-19 ảnh 1

“Người bạn đồng hành kỹ thuật số” cho người già ElliQ (Ảnh: venturebeat)

Ở Nhật Bản, cô đơn là vấn đề lớn. Theo tuần báo Shukan Toyo Keizai, có tới 20% người dân quốc gia này chọn cuộc sống độc thân cả đời (lifetime single). Dựa trên các số liệu thống kê, nhiều dịch vụ dành cho người cô đơn ở Nhật ra đời. Trong đó, đa số là công ty bảo hiểm cho các chủ nhà trọ, bảo quản tài sản của người thuê nhà khi họ qua đời hoặc trả tiền thuê hàng tháng. Một trong những giải pháp nổi tiếng ở Nhật là dịch vụ bán “bạn đời ảo”. Hatsune Miku - nhân vật được tạo hình bằng công nghệ Hologram - có cặp mắt tròn đặc trưng của nhân vật anime cùng mái tóc dài màu xanh biển.

Kể từ khi được tạo ra cách đây 16 năm, hàng loạt chàng trai ở đất nước mặt trời mọc đã đổ xô kết hôn với Hatsune Miku. Với khoảng 2.800 USD cộng với phí hàng tháng, người mua có thể “chung sống” với Miku. “Không nhất thiết bạn phải ràng buộc hạnh phúc của mình vào một khuôn mẫu nhất định như kết hôn và sinh con. Tôi yêu và xem cô ấy như một con người thực sự”, Akihiko Kondo, một trong 3.700 “người chồng” của Miku, nói với The Guardian.

Các dịch vụ chống cô đơn khác

Đối với những ai ít hứng thú với sự lãng mạn, họ có thể chọn robot trị liệu Paro, được tạo hình giống một con hải cẩu. Trên trang web bán hàng, đơn vị sản xuất Paro cho biết nó có 5 loại cảm biến. Nhờ đó, Paro có thể biểu hiện những trạng thái cảm xúc như bất ngờ, vui sướng hay giận dữ. Trong tương lai, nhiều sản phẩm chống sự cô đơn sẽ được ra mắt ở Tokyo. Ốp lưng điện thoại cầm tay hoặc dakimakura - chiếc gối ôm có hình các nhân vật anime - là các ví dụ điển hình. Ngoài ra, "Tranquility Chair" - loại ghế được thiết kế theo hình dạng búp bê có thể ôm người dùng, được bán với giá 435 USD - cũng là sản phẩm được ưa chuộng. Một số báo cáo đã chỉ ra rằng có khoảng 600.000 đến 1 triệu hikikomori ở Nhật Bản - nhóm người tự cắt đứt mối liên hệ với đời sống xã hội và giam mình lâu ngày trong nhà, chủ yếu là nam giới. Những gia đình của hikikomori đã nhờ đến sự giúp đỡ của dịch vụ "Rent-a-Sister". Những “Rental Sister” sẽ là cầu nối giữa hikikomori với thế giới bên ngoài. Họ sẽ đến thăm khách hàng vào mỗi tuần với giá khoảng 250 USD/buổi, giúp họ ra khỏi phòng ngủ và tái hòa nhập xã hội. Công ty chịu trách nhiệm về "Rent-a-Sister" cũng mở thêm “halfway house” - ký túc xá dành cho những người cần thời gian thích nghi với cuộc sống bình thường. Dịch vụ này hứa hẹn có tỷ lệ thành công là 80%.

Những kiểu kinh doanh hốt bạc dựa vào sự cô đơn do giãn cách xã hội thời COVID-19 ảnh 2

Nhiều chàng trai đã cưới Hatsune Miku - nhân vật được tạo hình bằng công nghệ Hologram (Ảnh: CBC).

Ở Trung Quốc, "Boyfriends-for-Rent" cũng là một trong những dịch vụ đang bùng nổ khi sự kỳ thị nhắm vào phụ nữ độc thân sắp bước sang 30 tuổi tăng cao. Giải pháp này không tập trung quá nhiều vào việc giảm bớt sự cô đơn mà thuyết phục gia đình của khách hàng là con họ không hề "lẻ bóng". Nói chính xác hơn, "Boyfriends-for-Rent" thu lợi nhuận từ sự soi mói của xã hội dành cho phụ nữ độc thân hơn là khắc phục tình trạng "đơn chiếc" của họ.

“Bán” sự ấm áp, cần người nói chuyện

Ngoài “người yêu ảo”, “robot bạn đời”, nền tảng kể chuyện cũng là một trong những cách giúp nhiều người thoát khỏi cảm giác một mình. Chuỗi podcast “Sleep With Me” nổi tiếng của Drew Ackerman đã giúp 2,3 triệu người có giấc ngủ ngon hàng đêm bằng những câu chuyện. “Theo kinh nghiệm của tôi, khi bạn bị mất ngủ đến nửa đêm, bạn sẽ cảm thấy ủ rũ. Ngay cả khi bạn không đơn độc trong hoàn cảnh hiện tại, nhưng cảm giác có ai đó bên cạnh vẫn tốt hơn. Tôi có thể hỗ trợ điều đó”, Ackerman chia sẻ. Theo The Guardian, “cam girls” - những cô gái tiếp khách qua webcam - cũng đóng góp vào việc xoa dịu sự cô đơn. Đây là lĩnh vực đang phát triển nhanh nhất của ngành công nghiệp khiêu dâm toàn cầu. “Tôi nói chuyện và tương tác với khách hàng qua webcam. Tôi được nghe kể về vấn đề cá nhân của khách hàng, cùng họ tham gia ngày Valentine và gửi tin nhắn cũng như ghi chú video cho mọi người”, Danika Maia, làm nghề “cam girl” tự do và là người sáng lập CLB Money Mama, kể về công việc của mình. Jeremy Nobel, giảng viên của ĐH Y Harvard kiêm người sáng lập UnLonely Project, dự án tập trung vào nghệ thuật và chữa bệnh, cho biết: “Tôi không nghĩ cô đơn sẽ được chữa khỏi. Tôi cho rằng nó được điều hướng để hiểu như là một trải nghiệm của con người. Bạn không chết vì khát, bạn chết vì mất nước. Cô đơn là tín hiệu cho thấy có một mối liên hệ giữa con người mà bạn cần nhưng không nhận được". Nobel tin rằng công nghệ có thể là biện pháp tạm thời và chúng ta nên tiếp tục khám phá những sản phẩm này. Nguy hiểm chỉ xảy ra khi chúng bắt đầu thay thế cho kết nối thực sự giữa con người.

Tình trạng xa lánh xã hội đã mở ra cơ hội kinh doanh béo bở cho nhiều doanh nghiệp. Nhưng nếu người dùng phụ thuộc quá nhiều vào công nghệ thay vì dành thời gian gặp gỡ các mối quan hệ thực sự, nó dễ dẫn đến sự đơn độc kéo dài. Chính ngành công nghiệp giải quyết vấn đề cô đơn có thể đang góp phần vào hậu quả này.

MỚI - NÓNG
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
SVVN - Bộ GD - ĐT đã có thông tin chính thức về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh chưa đỗ kỳ thi năm 2024. Theo đó, từ năm 2025, những học sinh chưa đỗ Kỳ thi Tốt nghiệp năm 2024 và những năm trước đó sẽ được tổ chức thi tốt nghiệp đúng nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được học, theo tinh thần đảm bảo đầy đủ quyền lợi của học sinh.

Có thể bạn quan tâm

Hoa hậu Nguyễn Thúc Thuỳ Tiên: 'Thanh niên luôn được coi là chủ thể quan trọng trong quá trình phát triển của ASEAN'

Hoa hậu Nguyễn Thúc Thuỳ Tiên: 'Thanh niên luôn được coi là chủ thể quan trọng trong quá trình phát triển của ASEAN'

SVVN - 'Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu' 2021 Nguyễn Thúc Thuỳ Tiên có mặt tại Học viện Ngoại giao để tham dự chương trình đối thoại giữa Tổng Thư ký ASEAN với thanh niên ASEAN về chủ đề 'Thanh niên ASEAN - Tương lai ASEAN: Vai trò của Thanh niên trong việc định hình tương lai ASEAN'. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ 'Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024'.
Bạn trẻ Sài Gòn mê mẩn bởi đồng cỏ lau Làng Đại học Thủ Đức đang mùa bung nở

Bạn trẻ Sài Gòn mê mẩn bởi đồng cỏ lau Làng Đại học Thủ Đức đang mùa bung nở

SVVN - Cánh đồng cỏ lau tại Làng Đại học Thủ Đức đang đua nhau bung nở, rực rỡ một màu trắng muốt, tạo nên một khung cảnh thơ mộng, lãng mạn. Ngay sau khi lan truyền trên mạng xã hội, cánh đồng cỏ lau nhận được sự quan tâm lớn của cư dân mạng, thu hút nhiều bạn trẻ đến chụp ảnh, lưu giữ những khoảnh khắc đẹp.
Mãn nhãn, xúc động với 'biên niên sử' về lực lượng Cảnh sát Cơ động

Mãn nhãn, xúc động với 'biên niên sử' về lực lượng Cảnh sát Cơ động

SVVN - Chương trình nghệ thuật '50 năm Cảnh sát Cơ động - Những chặng đường vinh quang' là một trong những hoạt động văn hóa, nghệ thuật điểm nhấn trong chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát Cơ động (15/4/1974 – 15/4/2024). Chương trình nói về lực lượng Cảnh sát Cơ động từ những ngày đầu mới thành lập, trải qua các giai đoạn trưởng thành, phát triển cho đến hôm nay.
Muôn kiểu tránh nóng của sinh viên TP. HCM

Muôn kiểu tránh nóng của sinh viên TP. HCM

SVVN - Những ngày này, nhiệt độ tại TP. HCM luôn ở mức cao, phổ biến từ 37 - 39 độ C. Thời tiết nắng nóng, ngột ngạt khiến nhiều sinh viên tìm cách “chạy trốn”. Từ che chắn đến “ẩn nấp” ở thư viện, quán cà phê... đều được sinh viên áp dụng để chống chọi với cái nắng khắc nghiệt.
Hành trình theo ‘dấu chân mặt trời’ của 2 nữ runner 'Top 8 vận động viên phong trào cự ly HM' hướng tới ‘TPM 2024’

Hành trình theo ‘dấu chân mặt trời’ của 2 nữ runner 'Top 8 vận động viên phong trào cự ly HM' hướng tới ‘TPM 2024’

SVVN - Không chỉ là hai trong 8 runner nữ có vinh dự được xếp pen E (Elite) chung với tuyển quốc gia tại "Giải Vô địch Quốc gia và Cự ly dài báo Tiền Phong" (Tiền Phong Marathon - TPM) lần thứ 65, năm 2024, tại Phú Yên, Nguyễn Thị Hưởng và Lê Thị Lai còn được biết đến là hai nữ runner có tiếng trong làng chạy phong trào, cùng nhiều thành tích cao ở các giải chạy lớn, nhỏ.
Cựu sinh viên Nhân văn nhắn nhủ sinh viên Nhân văn trước ngưỡng cửa thế giới việc làm

Cựu sinh viên Nhân văn nhắn nhủ sinh viên Nhân văn trước ngưỡng cửa thế giới việc làm

SVVN - Anh Nguyễn Văn Đạt có 8 năm kinh nghiệm làm việc tại Tập đoàn Thế giới di động, đang là Giám đốc Phát triển mạng lưới kiêm Giám đốc Đối ngoại Công ty cổ phần Thời trang YODY. Anh là 1 trong số 5 diễn giả khách mời tại talkshow "Chuyển đổi việc làm: Cơ hội, thách thức cho người lao động và doanh nghiệp" do trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn - ĐHQG Hà Nội tổ chức. Đây là chia sẻ của anh dành riêng cho chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo Tiền Phong.
Gen Z sử dụng mạng xã hội sao cho hiệu quả?

Gen Z sử dụng mạng xã hội sao cho hiệu quả?

SVVN - Tại chương trình "Hỗ trợ tâm lý học đường - đưa chuyên gia đến với trường học", diễn ra ở trường THCS-THPT Hai Bà Trưng (quận Tân Bình, TP. HCM), ThS Tâm lý Trần Thị Thanh Trà - giảng viên trường ĐH Mở TP. HCM cho biết: “Theo thống kê của Google vào tháng 6/2023, gần 80% người dân Việt Nam sử dụng mạng xã hội, thời lượng trung bình là 3 giờ đồng/ngày”.