9 n Thứ Sáu n Ngày 22/3/2024 VĂN HÓA - GIẢI TRÍ rừng là nhiệm vụ hàng đầu và về lâu về dài; thế nhưng, nhân lực lại thiếu hụt trầm trọng, khiến công tác quản lý rừng nhiều năm nay bị lỏng, kém hiệu quả. Theo tìm hiểu, trong vòng 5 năm, tính từ năm 2018 đến tháng 8/2023, hơn 400 nhân viên bảo vệ rừng ở tỉnh Kon Tum xin nghỉ việc vì vất vả, áp lực trách nhiệm, lương thấp. Đặc biệt ôm không xuể địa bàn. Cụ thể, có 222 người làm việc tại các ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ; 173 người làm việc tại các Cty TNHH MTV lâm nghiệp và 6 kiểm lâm xin nghỉ việc. Điều đáng nói, toàn tỉnh Kon Tum hiện có 103 địa bàn có rừng nhưng chỉ có 90 kiểm lâm địa bàn phụ trách. Tuy nhiên, theo Nghị định của Chính phủ quy định, mỗi địa bàn có rừng sẽ do một kiểm lâm địa bàn phụ trách. Từ đó gây không ít khó khăn, kém hiệu quả trong công tác quản lý rừng tại các địa bàn. Trao đổi với Tiền Phong, một lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Kon Tum cho hay, cán bộ kiểm lâm phải chịu trách nhiệm về diện tích rừng địa bàn quản lý là 24/24h nhưng chỉ hưởng lương 8h/ ngày. “Chưa kể, nhiều kiểm lâm phải làm việc gấp nhiều lần khối lượng công việc theo quy định. Đơn cử, có những kiểm lâm địa bàn phải quản lý một lúc 2-3 địa bàn rộng vì không đủ nhân lực”, vị này khẳng định. Theo tìm hiểu của Tiền Phong, Cty TNHH MTV Lâm nghiệp huyện Kon Plông là đơn vị có nhiều cán bộ nhân viên nghỉ việc nhất tỉnh. Ông Nguyễn Văn Hải, Giám đốc Cty TNHH MTV Lâm nghiệp huyện Kon Plông cho hay, trong 3 năm, đơn vị có 31 cán bộ, nhân viên bảo vệ rừng nghỉ việc. Vị giám đốc này khẳng định, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc nhiều nhân viên bảo vệ rừng bỏ việc do lương thấp, các chế độ chính sách chưa đáng với công sức bỏ ra. “Bên cạnh đó, nhân viên phải trực gác rừng nơi hẻo lánh, ít có thời gian gần nhà, chăm sóc gia đình…Nhiều trường hợp trong thời gian công tác còn bị lâm tặc khủng bố qua gọi điện thoại, nhắn tin hù dọa nhiều ngày”, ông Hải cho hay. Tại Gia Lai, quản lý trên 24.600ha rừng giáp ranh với tỉnh Đắk Lắk, nhưng Ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Sông Ba (huyện Krông Pa) chỉ có 18 nhân viên. Đây là thách thức vô cùng lớn với ban quản lý rừng này. Để quản lý, bảo vệ diện tích rừng giáp ranh với tỉnh Đắk Lắk, nhân viên của ban phải đi xe máy gần 4 tiếng đồng hồ với địa hình hết sức khó khăn, nguy hiểm. Khổ nhất là mùa mưa, anh em phải dầm mình trong mưa băng qua thác dữ, rồi vắt rừng, cảm sốt. Để tăng nhân lực giữ rừng, thời gian qua, Gia Lai đẩy mạnh công tác giao khoán bảo vệ rừng. Ông Nguyễn Văn Hoan - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết, giai đoạn 2017-2022, toàn tỉnh có gần 60 nghìn hộ tham gia nhận khoán bảo vệ rừng với diện tích trên 847.000ha. Tổng kinh phí thực hiện khoán bảo vệ rừng 250 tỷ đồng. Thời gian tới, các đơn vị chủ rừng sẽ đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho các hộ nhận khoán về công tác bảo vệ và phát triển rừng; huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng nhằm bảo vệ diện tích rừng tự nhiên hiện có, phấn đấu nâng cao độ che phủ rừng. (Còn nữa) T.L - H.T Đang trò chuyện với PV, điện thoại của ông Trần Quốc Huy (Phó Giám đốc Ban Quản lý Khu Bảo tồn Thiên nhiên Ea Sô) vang lên. Sau vài câu nói, khuôn mặt ông bỗng dưng thất thần: “Lại một trường hợp có biểu hiện muốn nghỉ việc cô ạ”, ông Huy nói và cho biết nhân viên này mới vào làm việc. Vì chưa có chỉ tiêu biên chế nên đơn vị ký hợp đồng trả lương theo dịch vụ môi trường rừng (tức khoảng 5-6 triệu đồng/ tháng). Biết gia đình nhân viên này ở xa nên đơn vị thường xuyên quan tâm, động viên, làm công tác tư tưởng, nhưng quả thật “cơm áo không đùa với người giữ rừng”… Thầy tôi là một người đam mê võ thuật, cả đời yêu võ và luyện võ, nhưng rồi một ngày thầy rời võ đường và đi ngao du sơn thủy. Thầy nói với tôi: “Mình là người theo đạo trung dung, dù say mê cái gì cũng không thể thái quá mãi được. Đời người ta khó ở chỗ phải biết điểm dừng”. Thầy bảo: “Có người xem học võ là phải đạt được danh hiệu võ sư, phải được nhiều đẳng, phải giành nhiều huy chương… Cái đích đó rất cần cho người ta phấn đấu. Nhưng anh không thể cứ giành huy chương mãi. Đến ngày nào đó, anh sẽ thấy rằng xem những người khác, thế hệ con cháu, học trò thi đấu giành được thành tích cao cũng vui như thể chính mình đạt được vinh quang”. Một lần tôi theo đoàn leo núi chinh phục ngọn núi cao ở Tây Bắc. Chúng tôi đi miệt mài quên ăn quên ngủ, cảm giác đặt chân lên đỉnh núi vỡ òa trong sung sướng khi xung quanh chỉ có mây trắng, những đỉnh núi hùng vĩ, không khí trong sạch và con người như lạc vào một cảnh giới thần tiên. Nhưng chỉ được dăm mười phút, người dẫn đường và cũng là một người leo núi chuyên nghiệp bảo: “Đỉnh núi đẹp, nhưng ta không ở lại được. Trên này không có nhà cửa, không có nước uống…”. Đang say sưa với cảnh bồng lai và muốn gác chân làm một giấc ngủ trên đỉnh núi sau mấy ngày leo trèo trầy xước hết chân tay, bỗng bị lôi tuột xuống, ai cũng khó chịu với người dẫn đường. Song anh ta dứt khoát khoác ba lô, cứ nhằm chân núi mà đi. Lập tức cả đoàn rời khỏi đỉnh núi với những tiếc nuối vì không biết bao giờ mới quay lại được… Chỉ vài tiếng sau, chúng tôi ai nấy đều phải cảm ơn người dẫn đường và thấy mình may mắn. Một cơn mưa rừng khủng khiếp bỗng trút xuống ngọn núi. Không nhanh chân thoát xuống, chúng tôi sẽ bị lũ cuốn xuống vực thẳm, vì trên núi chỉ toàn rong rêu trơn trượt. Thực phẩm mang theo cũng đã cạn kiệt nhưng đường về còn xa tít tắp mù khơi! Có một người bán cà phê dưới gốc cây, mỗi ngày anh chỉ bán một buổi. Nhiều người nói: “Sao không bán cả ngày, kiếm nhiều tiền hơn”. Anh ta bảo: “Bán nhiều, lắm tiền, nhưng phải đứng cả ngày dưới nắng, liệu tránh được bệnh tật không?”. Một anh buổi sáng bán xôi gà, chỉ bán đúng hai con gà luộc là về. Có người hỏi: “Sao không bán ba con, năm con?”. Anh ta bảo: “Khu phố chúng tôi chỉ ăn hai con là đủ, với lại phải để cho người ta ăn những món khác nữa chứ”. Sáng nào người ta cũng nhanh chân chen nhau mua xôi gà, đến trễ thì không thấy anh chàng bán xôi gà đâu nữa! Người đời có câu: “Lòng tham vô đáy”. Còn “Tri túc” thì ngược lại, là “biết đủ”. Người biết sự vừa phải, chừng mực sẽ luôn cảm nhận được sự đầy đủ, thậm chí sung túc, với hoàn cảnh của bản thân. Có người hỏi một vị giáo sư: “Thầy nghĩ gì khi lương một giáo sư không bằng một phần nhỏ của cầu thủ bóng đá?”. Giáo sư ấy trả lời: “Sao bác không hỏi tôi là giáo sư thì có mấy bằng sáng chế, mấy công trình giúp ích cho xã hội mà chỉ quan tâm đến thu nhập của tôi? Dù lương tôi cao thì tiền cũng chỉ là phương tiện để tôi sống, làm việc, cống hiến cho khoa học, cho con người, chứ không phải mục đích làm khoa học của tôi”. Vị giáo sư kia, lúc nhỏ cũng thường cởi trần đá bóng đến khuya, nhưng ông biết rằng ông sinh ra không phải để làm cầu thủ và ông có đam mê nhưng không có tố chất để trở thành một cầu thủ lớn. Bây giờ, với vị giáo sư, việc mua sắm được một cuốn sách hay cũng đem lại niềm vui chẳng khác gì một thương gia hay cầu thủ mua được siêu xe. Thế mới biết trong cuộc sống có nhiều niềm vui và mọi thứ không nên chỉ quy lại thành tiền dù tiền rất quý, nhất là đồng tiền làm ra từ sự lương thiện, từ sự thông minh. Còn nhớ, khi đến thăm lăng của Napoléon, vào ngày 4/7/1946, Bác Hồ nhận xét: “Xưa nay đã nhiều người vì không tri túc mà thất bại. Vậy mà người sau vẫn không biết nhớ những kinh nghiệm đời xưa”. Bài học về sự tri túc vẫn còn giá trị đến tận ngày nay. NGUYÊN ANH SỔ TAY Nét đẹp của người biết đủ Bữa ăn với mì gói Đường đi tuần tra của người giữ rừng Thị Mầu, Hòa Minzy tiếp tục cho ra mắt ca khúc mang âm hưởng dân gian mang tên Kén cá chọn canh. Ca khúc mở màn cho chuỗi hoạt động kỷ niệm 10 năm đi hát của Hòa Minzy. Đi chùa cầu duyên tiếp tục chuỗi sản phẩm ra mắt trong dịp Valentine của Đức Phúc. Ca khúc là sự bắt tay giữa Đức Phúc và người cộng sự thân thiết Khắc Hưng. Đi chùa cầu duyên có giai điệu dễ nghe, màu sắc dân gian Bắc bộ đậm nét cùng với ca từ dễ hiểu, gần gũi, nội dung là những câu chuyện bất kỳ chàng trai, cô gái trẻ nào cũng quan tâm. BAO GIỜ BÙNG NỔ? Nhận định về thị trường âm nhạc đầu năm 2024, chuyên gia nghiên cứu âm nhạc Nguyễn Quang Long cho biết, đến nay có khá nhiều sản phẩm âm nhạc được phát hành tuy nhiên không nhiều ca khúc tạo được sự bùng nổ và trở thành “hit” như những năm trước. “Sản phẩm nào khi ra đời cũng cần thời gian để đo được hiệu ứng với khán giả. Bên cạnh đó, một số sản phẩm chưa được đầu tư truyền thông nên chưa tạo được hiệu ứng rầm rộ”, chuyên gia Nguyễn Quang Long nêu. Chuyên gia truyền thông Hồng Quang Minh cho rằng, đầu năm là thời điểm chưa có nhiều nghệ sĩ phát hành sản phẩm âm nhạc. Theo anh, điểm rơi của thị trường này nằm ở khoảng tháng 6,7 hoặc tháng 9,10. Đây là lúc thị trường sự kiện sôi động trở lại. “Đầu năm 2024 có những dấu hiệu khởi động lại của thị trường âm nhạc, tuy chưa có nhiều tác phẩm nổi bật hay đột phá”, ông Hồng Quang Minh nêu. Chuyên gia này cho rằng, thị trường âm nhạc năm 2024 vẫn sẽ là năm của các nghệ sĩ GenZ. Những nghệ sĩ nổi tiếng vẫn ra nhạc, nhưng lại chưa có nhiều dự án mới mẻ và đột phá. Thị trường đang có dấu hiệu sôi động trở lại nhưng giảm tốc về tính mới mẻ. Đó là một thách thức và cũng là câu hỏi lớn cần trả lời. Nhà phê bình Nguyễn Quang Long cho rằng, nhạc điện tử tiếp tục bùng nổ trong năm 2024. Giới trẻ thường theo phong trào và bị chi phối bởi mạng xã hội. Nhạc điện tử mang đến những giai điệu vui tươi, khiến mọi người có thể nhún nhảy, tạo một tinh thần thoải mái, thư giãn. Bên cạnh âm hưởng dân gian phía Bắc, các sản phẩm âm nhạc trong năm nay có xu hướng sử dụng âm hưởng dân gian Nam bộ, miền Tây. GIA LINH - TRẠCH DƯƠNG Việt 2024 Trong thời gian tới, nhà sản xuất Hoaprox chính thức phát hành sản phẩm mới hợp tác cùng 2 nhà sản xuất người Na Uy là K-391 (sở hữu hit Ignite) và Nick Strand. Khán giả mong chờ một bản hit mới của Hoaprox bởi anh là người đứng sau thành công của Hai phút hơn - vươn tầm quốc tế. Ca sĩ Hồ Quỳnh Hương thông báo trở lại với chuỗi sản phẩm trong năm 2024. MV Cứ để cho em mở màn cho chuỗi sản phẩm này, được phát hành vào ngày 22/3.
RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==