Tiền Phong số 82

MUA NỢ, VAY GẠO NẤU ĂN CHO HỌC SINH Theo Nghị định số 116 năm 2016 của Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn, hằng năm huyện Mù Cang Chải và huyện Trạm Tấu (Yên Bái) được Tổng cục Dự trữ Nhà nước cấp gạo từ nguồn dự trữ quốc gia để hỗ trợ 15kg/tháng/ học sinh. Việc cấp phát gạo được chia thành 2 đợt, đợt 1 vào tháng 10 và đợt 2 vào đầu tháng 3 học kỳ II của năm học. Tuy nhiên, đã gần hết tháng 3, các đơn vị trường học trên địa bàn vẫn chưa nhận được hỗ trợ gạo. Nhiều trường phải đi mua gạo ngoài chợ với giá cao, hoặc vay mượn từng ngày để duy trì bữa ăn cho con em đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao. Ngày 20/3, PV có mặt tại Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và THCS (PTDTBT TH&THCS) Trạm Tấu (xã Trạm Tấu, huyện Trạm Tấu). Trường vừa tiếp nhận một tấn gạo từ đại lý thị xã Nghĩa Lộ chuyển lên, thầy Nguyễn Văn Thanh, Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ, Trường PTDTBT TH&THCS Trạm Tấu hiện có 574 học sinh từ lớp 1 đến lớp 9, trong đó 535 học sinh ở tại trường, cuối tuần, bố, mẹ các em mới xuống đón về. Mỗi ngày, các em ăn hết gần 3 tạ gạo từ nguồn dự trữ được cấp mỗi kỳ. Tuy nhiên, bước sang học kỳ II, năm học 2023 - 2024, trường vẫn chưa nhận được nguồn gạo hỗ trợ. “Nhà trường đã phải đi mua nợ gạo của các hộ kinh doanh để nấu ăn cho hơn 500 học sinh tại trường. Trong khi đó, giá gạo mua đắt gấp đôi so với giá gạo hỗ trợ, việc thanh toán sau khi nhận được gạo hỗ trợ cũng là một vấn đề vô cùng khó khăn đối với các bậc phụ huynh có con em theo học tại trường”, hiệu trưởng Trường PTDTBT TH&THCS Trạm Tấu nói. Trao đổi với PV báo Tiền Phong, ông Bùi Thanh Tùng, Phó phòng GD-ĐT huyện Trạm Tấu cho biết, đây là tình trạng chung trong khu vực chứ không riêng tại Yên Bái. Ở địa phương, đơn vị đã liên hệ với phía Chi cục Dự trữ nhà nước để sớm phân bổ nguồn gạo hỗ trợ cho các trường học trên địa bàn. Trước mắt, phòng chỉ đạo những trường học còn thừa nhiều gạo từ học kỳ I chưa chi trả cho các gia đình sẽ hỗ trợ cho các trường hết gạo dự trữ để ứng phó với tình hình thiếu gạo này. Cùng hoàn cảnh các trường trên địa bàn huyện Trạm Tấu, thầy giáo Lê Hải Đăng, hiệu trưởng Trường PTDTBT THCS Lý Tự Trọng, xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải cho biết, đến thời điểm này nhà trường đã hết phần gạo dự trữ để nấu ăn cho các em học sinh. Hiện tại, nhà trường phải đi vay gạo của các hộ kinh doanh để nấu ăn cho các cháu. Năm học 2023 - 2024 nhà trường có 21 lớp, với 881 học sinh; trong đó học sinh dân tộc thiểu số chiếm trên 99%; tỷ lệ học sinh thuộc diện hộ nghèo chiếm 58%. Theo quy định của nhà nước từ ngày 1/1/2024 nhà trường có 697 học sinh đủ điều kiện hưởng chế độ hỗ trợ cho học sinh bán trú. Trung bình mỗi ngày nhà trường phải sử dụng hết gần 3 tạ gạo. Trước tình trạng chậm cấp gạo dài ngày, ông Đăng cho rằng, đi vay cũng chỉ được 2 tấn, ăn được hơn 1 tuần. Nếu tình trạng chậm cấp gạo kéo dài thì nhà trường sẽ phải huy động phụ huynh học sinh hỗ trợ để nấu ăn cho các em, vì nhà trường cũng không còn nguồn để vay mượn. TẮC Ở ĐÂU? Liên quan vấn đề này, ông Lê Tiến Dũng, Cục trưởng Cục Dự trữ nhà nước khu vực Hoàng Liên Sơn khẳng định, muộn nhất đến 10/4, gạo sẽ được cấp đến các trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Nói về tình trạng chậm cấp gạo này, ông Dũng lý giải, do theo quy định mới, việc cung cấp, vận chuyển gạo cho các đơn vị phải thông qua đấu thầu rộng rãi qua mạng, dẫn đến tình trạng chậm hơn so với năm trước. Tuy nhiên, trước đó, Cục đã thông tin đến các tỉnh để chủ động ứng phó với tình hình này. HÂN NGUYỄN - VĂN ĐỨC Nhiều trường học bán trú trên địa bàn huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu (tỉnh Yên Bái) đang trong tình trạng thiếu gạo nấu ăn cho học sinh do khâu vận chuyển hiện phải thực hiện đấu thầu để lựa chọn đơn vị đủ năng lực. Để giải quyết tình thế, các nhà trường phải đi mua gạo nợ với giá cao và vay ăn từng ngày. Bữa ăn của học sinh miền núi bán trú CHẬM NGUỒN GẠO HỖ TRỢ: Mua nợ giá cao, vay ăn từng ngày 10 ĐỜI SỐNG n Thứ Sáu n Ngày 22/3/2024 Nhà Văn hóa khu Vạn An (phường Vạn An, thành phố Bắc Ninh) vốn là nơi sinh hoạt của dân cư khu phố. Thế nhưng, từ đầu tháng 3 đến nay, nhà văn hóa này đã trở thành nơi tá túc của một số hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi tình trạng sạt lở ven sông Cầu. Chúng tôi tới nhà văn hóa khu Vạn An gặp lúc bà Nguyễn Thị Quy (70 tuổi) đang dọn dẹp. Thấy có khách, bà lấy chiếc ghế nhỏ mời ngồi tạm ngoài hiên nhà văn hóa. Bà Quy cho biết, căn phòng gia đình đang tá túc rộng chừng 30m2, là nơi 6 thành viên, trong đó có 3 người lớn và 3 trẻ nhỏ. Trong số những gia đình bị ảnh hưởng, trường hợp của anh Nguyễn Văn Cường là đau xót hơn cả. Bởi, căn nhà anh bị sụp hoàn toàn xuống sông. Anh Cường cho biết, từ đầu tháng 3, thấy có dấu hiệu bị sạt lở gia đình đã di tản người cùng đồ đạc, tài sản. Đến 14h ngày 14/3, căn nhà của gia đình bị lòng sông nuốt chửng. “Căn nhà tôi mới xây từ năm 2021, hiện vẫn còn nợ hơn 400 triệu đồng. Giờ đây, nhà mất, nợ vẫn còn những ngày tới tôi không biết sẽ sống như thế nào nữa”, anh Cường nói. Trong khi đó, nhiều hộ sống gần khu vực sạt lở cũng rất lo lắng. Ngôi nhà của gia đình anh Nguyễn Văn Thiệp cách căn nhà đã đổ sập xuống sông đúng một bức tường. Hơn nữa, cổng nhà, tường, sân cũng đã xuất hiện nhiều vết nứt. Tương tự, gia đình ông Nguyễn Ngọc Hùng ở bên cạnh cũng đã bị nứt tường và có dấu hiệu nghiêng về phía dòng sông. Ông Chu Văn Khang, Trưởng khu Vạn Phúc (phường Vạn An) cho biết, Vạn An là làng cổ ven đê sông Cầu từ nhiều đời nay. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên xảy ra sự cố sạt lở bờ sông và nhà cửa. Những ngày qua, người dân trong thôn đã hỗ trợ các gia đình trong diện di dời đến nơi an toàn, đồng thời túc trực 24h/24h theo dõi diễn biến sạt lở để báo cáo kịp thời. CÔNG BỐ TÌNH TRẠNG KHẨN CẤP Trước tình trạng trên, UBND tỉnh Bắc Ninh đã công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai làm sạt lở bờ sông Cầu đoạn từ K49+750 đến K49+800 đê hữu Cầu (phường Vạn An, thành phố Bắc Ninh). UBND tỉnh Bắc Ninh cho biết, khu Vạn Phúc (phường Vạn An) phía sông là khu vực dân cư tồn tại từ lâu ở đê hữu Cầu. Phía bên bờ tả thuộc địa phận tỉnh Bắc Giang cũng là khu dân cư. UBND tỉnh Bắc Ninh đã yêu cầu các lực lượng chức năng áp dụng ngay các biện pháp khẩn cấp để ứng phó và khắc phục hậu quả nhằm ngăn chặn, hạn chế thiệt hại do sạt lở và sự cố công trình gây ra. Đồng thời, theo dõi sát diễn biến sạt lở để tiếp tục di dời người và tài sản đến nơi an toàn khi xảy ra sự cố. Trong đó, chú trọng xây dựng phương án di dân trước mắt để bảo đảm các gia đình phải di dời có nơi ăn, ở sinh hoạt ổn định. UBND tỉnh Bắc Ninh cũng yêu cầu các lực lượng chuẩn bị đầy đủ vật tư, nhân lực, trang thiết bị cần thiết để có thể huy động xử lý ngay theo phương châm “4 tại chỗ” nếu sự cố phát triển thêm. THANH HIẾU Từ đầu tháng 3/2024 đến nay, bờ sông Cầu, đoạn qua phường Vạn An đã xảy ra tình trạng sạt lở nghiêm trọng, thậm chí có căn nhà đã bị lòng sông “nuốt” chửng. Tỉnh Bắc Ninh đã công bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai làm sạt lở bờ sông Cầu. Đê sông Cầu, đoạn qua khu Vạn An có nguy cơ tiếp tục sạt lở SẠT LỞ ĐÊ SÔNG CẦU Ở BẮC NINH: Người dân mong sớm an cư Theo thông tin từ ngành giáo dục tỉnh Yên Bái, huyện Mù Cang Chải và Trạm Tấu hiện có 32 trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú với gần 20.000 học sinh đang được hưởng chế độ chính sách theo Nghị định số 116 của Chính phủ. Hiện nay, gần như toàn bộ các trường trên địa bàn 2 huyện này đang trong tình trạng “báo động” hết gạo để nấu ăn cho học sinh. Tuổi trẻ Bắc Ninh chung tay xây dựng nông thôn mới Tỉnh Đoàn Bắc Ninh vừa đồng loạt ra quân tình nguyện chung tay xây dựng nông thôn mới và Ngày Chủ nhật xanh. Tại chương trình, Tỉnh Đoàn Bắc Ninh trao công trình Thắp sáng đường quê, trị giá 30 triệu đồng tặng xã Chi Lăng, thị xã Quế Võ. Thị Đoàn Quế Võ trao 10 suất quà tặng các em thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã Chi Lăng. Ngay sau lễ ra quân, các cấp bộ Đoàn trong tỉnh Bắc Ninh đồng loạt hưởng ứng tình nguyện chung tay xây dựng nông thôn mới với nhiều hoạt động như thu gom rác thải, vệ sinh môi trường, khơi thông cống rãnh, phát quang bụi rậm; trồng cây xanh, chăm sóc các tuyến đường hoa; thu dọn khuôn viên cơ quan, doanh nghiệp. NGUYỄN THẮNG

RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==