Mở đầu ngày xét xử, HĐXX thông báo nội dung trong đơn viết tay của bà Trương Mỹ Lan (Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) gửi HĐXX. Theo đơn, bà Lan xin được chuyển 1.300 tỷ đồng để khắc phục hậu quả cho cháu gái là bị cáo Trương Huệ Vân (Tổng giám đốc Công ty Tập đoàn quản lý bất động sản Windsor). Nguồn gốc số tiền này gồm 1.000 tỷ đồng (tiền mặt và tài sản đang bị phong tỏa) do ông Nguyễn Cao Trí (cựu Chủ tịch HĐQT Công ty CP đầu tư và quản lý giáo dục Văn Lang, cựu Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Capella) bồi thường cho bà Lan và 300 tỷ đồng do một cá nhân trả cho bà Lan. Bà Lan cũng xin được nộp 300 tỷ đồng để khắc phục hậu quả cho bị cáo Chu Lập Cơ (chồng bà Lan, Chủ tịch HĐQT Công ty Times Square). Trong những ngày xét xử trước đó, bà Lan từng muốn chuyển 1.000 tỷ đồng mà bị cáo Nguyễn Cao Trí nộp khắc phục hậu quả vào SCB, để “giúp đỡ ngân hàng, vì hiện SCB đang rất cần tiền”. Tuy nhiên, lần này bà Trương Mỹ Lan bất ngờ thay đổi ý định và viết đơn chuyển nội dung sử dụng 1.000 tỷ đồng để khắc phục hậu quả cho cháu gái. Liền đó, cháu gái bà Lan là bị cáo Trương Huệ Vân thông qua luật sư trình đề nghị Viện Kiểm sát và HĐXX ghi nhận tình tiết mới là bà Lan xin chuyển tiền khắc phục hậu quả, nếu được HĐXX đồng ý, thì hậu quả do hành vi sai phạm của Vân đã được khắc phục hoàn toàn. Từ đó, luật sư đề nghị HĐXX xem xét một cách toàn diện để bị cáo Trương Huệ Vân được hưởng mức án khoan hồng, giảm nhẹ nhất có thể. NGƯỜI ĐƯỢC BÀ TRƯƠNG MỸ LAN THƯỞNG 1.500 TỶ ĐỒNG TỰ BÀO CHỮA RA SAO? Bị cáo Dương Tấn Trước (Tổng giám đốc Công ty Tường Việt), là người được bà Trương Mỹ Lan cho 1.498 tỷ đồng. Ông Trước đã sử dụng số tiền được cho này vào các mục đích cá nhân. Trong vụ án này, bị cáo Trước bị Viện Kiểm sát đề nghị HĐXX tuyên phạt từ 15-16 năm tù về tội “Tham ô tài sản”. Tự bào chữa, bị cáo Trước đề nghị HĐXX ghi nhận việc bị cáo đã khắc phục vượt số tiền mà hậu quả gây ra liên quan đến các khoản vay 6.000 tỷ đồng. Bị cáo Trước trình bày, trong các tài khoản đang bị phong tỏa của bị cáo, ông Trước có hơn 2.000 tỷ đồng cả gốc và lãi, một loạt bất động sản, và ông đã nộp khắc phục hơn 813 tỷ đồng. Vợ ông Trước cũng cam kết trước tòa sẽ dùng tài sản của gia đình để khắc phục toàn bộ hậu quả mà chồng gây ra. Ông Dương Tấn Trước bị cáo buộc có hành vi giúp sức cho bà Lan chiếm đoạt số tiền hơn 4.752 tỷ đồng, gây thiệt hại hơn 605 tỷ đồng lãi. Cũng trong phần tự bào chữa, bị cáo Bùi Anh Dũng (cựu Chủ tịch HĐQT SCB) cho rằng mức đề nghị án chung thân là quá nặng đối với ông. Trong khi đó, bị cáo Võ Tấn Hoàng Văn (cựu Tổng giám đốc SCB) bày tỏ: “Muốn nhận được sự yêu thương, tha thứ của xã hội để trở về làm lại cuộc đời mình”. Cũng trong ngày xét xử hôm qua, nhiều luật sư và các bị cáo khác cũng được HĐXX cho thực hiện quyền bào chữa trước tòa. TÂN CHÂU - HỮU HUY PHÁP LUẬT 11 n Thứ Sáu n Ngày 22/3/2024 Ngày 21/3, tại phiên tòa sơ thẩm của TAND TPHCM xét xử vụ sai phạm xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), các bị cáo và luật sư của các bị cáo tiếp tục được thực hiện quyền bào chữa. Gia đình bà Trương Mỹ Lan đang đối diện án phạt nào? Hiện bà Trương Mỹ Lan đang bị Viện Kiểm sát đề nghị HĐXX tuyên phạt tử hình chung cho 3 tội danh. Đề nghị bà Lan bồi thường toàn bộ 677.286 tỷ đồng cùng lãi phát sinh và tiếp tục kê biên tài sản của bị cáo Trương Mỹ Lan. Ông Chu Lập Cơ bị đề nghị tuyên phạt từ 10-11 năm tù, về tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”. Ông Chu Lập Cơ bị cáo buộc giúp sức cho bà Trương Mỹ Lan gây thiệt hại cho SCB 9.100 tỷ đồng. Cháu gái của bà Lan là bị cáo Trương Huệ Vân bị Viện Kiểm sát đề nghị tuyên phạt từ 19 - 20 năm tù, về tội “Tham ô tài sản”, với cáo buộc là đồng phạm giúp sức cho Trương Mỹ Lan chiếm đoạt hơn 1.088 tỷ đồng, gây thiệt hại số nợ lãi phát sinh hơn 25 tỷ đồng. Bà Trương Mỹ Lan tại phiên tòa ẢNH: DUY ANH Bị cáo Trương Huệ Vân (cháu gái bà Trương Mỹ Lan) ẢNH: PHẠM NGUYỄN XÉT XỬ VỤ ÁN VẠN THỊNH PHÁT: Sau ba ngày xét hỏi, chiều 21/3, nêu quan điểm luận tội, đại diện Viện KSND TP Hà Nội đề nghị HĐXX tuyên bị cáo Đỗ Anh Dũng (Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh) mức án từ 9 - 10 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Cùng tội nêu trên, bị cáo Đỗ Hoàng Việt (con trai ông Dũng) bị đề nghị 5 - 6 năm tù; 9 bị cáo còn lại là lãnh đạo cao cấp của Tân Hoàng Minh bị đề nghị 30 tháng đến 5 năm tù. Đối với 5 bị cáo thuộc đơn vị kiểm toán, Viện kiểm sát đề nghị tòa tuyên các mức án từ 24 - 36 tháng tù giam. ÔNG ĐỖ ANH DŨNG LÀ CHỦ MƯU VỤ ÁN Viện kiểm sát xác định, xuất phát từ khó khăn tài chính, nợ ngân hàng lên tới 20.000 tỷ đồng, năm 2021 - 2022, ông Đỗ Anh Dũng chỉ đạo con trai Đỗ Hoàng Việt huy động vốn bằng cách phát hành trái phiếu. Theo Viện kiểm sát, ông Dũng cùng nhóm thuộc cấp bị cáo buộc không sử dụng pháp nhân Tân Hoàng Minh do số liệu tài chính phức tạp, không đủ điều kiện, do đó đã lựa chọn các công ty trực thuộc tập đoàn, gồm: Ngôi Sao Việt, Soleil, Cung Điện Mùa Đông, để ngụy tạo các hoạt động kinh tế không có thật thông qua các hợp đồng khống như mua bán cổ phần, hợp tác đầu tư. Thực hiện việc này, Việt và thuộc cấp liên hệ với hai công ty kiểm toán để “làm đẹp báo cáo tài chính” sao cho đủ điều kiện phát hành trái phiếu. Viện kiểm sát cho rằng, bằng cách thức trên, Ngôi Sao Việt, Soleil, Cung Điện Mùa Đông, đã phát hành 9 gói trái phiếu tổng trị giá 10.030 tỷ đồng. Tân Hoàng Minh sau đó ký các hợp đồng giả cách chuyển nhượng trái phiếu. Nhóm ông Dũng bị cáo buộc chỉ đạo tổ chức chạy dòng tiền “khống” để tạo lập giá trị “ảo” của trái phiếu. Dòng tiền sẽ chạy từ Tân Hoàng Minh sang các công ty phát hành rồi lại chuyển về cho Tân Hoàng Minh để đủ tiền mua hết 90 triệu trái phiếu. Dù các lô trái phiếu đều có thời hạn 2 - 5 năm, Tân Hoàng Minh sau đó chia nhỏ kỳ hạn đến tuần, tháng để mua đi bán lại nhiều lần, thu về gần 14.000 tỷ đồng. Tại thời điểm khởi tố vụ án, tháng 4/2022, Tân Hoàng Minh dùng hơn 5.000 tỷ đồng của người mua trái phiếu sau để trả cho người mua trái phiếu đến hạn trước. Số còn lại hơn 8.600 tỷ đồng của 6.630 khách hàng đã bị Tân Hoàng Minh chiếm đoạt. Trong hơn 1 giờ luận tội, Viện kiểm sát cho rằng Tân Hoàng Minh là công ty gia đình, ông Đỗ Anh Dũng giữ vai trò chủ mưu, chỉ đạo phát hành trái phiếu; bị cáo Đỗ Hoàng Việt cùng nhóm lãnh đạo công ty con giữ vai trò tham mưu giúp sức cho Đỗ Anh Dũng. Đối với nhóm bị cáo thuộc công ty kiểm toán, Viện kiểm sát nhận định họ ban hành báo cáo kiểm toán “vi phạm”, tạo điều kiện cho Tân Hoàng Minh phát hành trái phiếu bán cho khách hàng thu lợi bất chính. Tuy nhiên, các bị cáo thực hiện công việc có thiếu sót, không lường trước được hậu quả. Xét nhân thân, Viện kiểm sát đánh giá các bị cáo chưa có tiền án tiền sự, có người là thương binh, gia đình có công với cách mạng, do đó, cần xem xét giảm nhẹ án phạt. HOÀNG AN Bị cáo Đỗ Anh Dũng cùng đồng phạm tại phiên tòa Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh bị đề nghị phạt 9 - 10 năm tù Ông Đỗ Anh Dũng (Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh) bị Viện kiểm sát xác định là chủ mưu vụ án, đồng thời đề nghị tòa tuyên mức án từ 9 - 10 năm tù, đây là mức đề nghị án cao nhất trong 15 bị cáo. Về dân sự, do đã khắc phục hậu quả, bên công tố không đề nghị các bị cáo phải nộp thêm. Riêng yêu cầu trả lãi đến hạn, trả lãi chậm, theo kiểm sát viên, hành vi phát hành trái phiếu đã được xác định là vi phạm pháp luật, các hợp đồng đầu tư mua trái phiếu của bị hại với Tân Hoàng Minh không hợp pháp. Vì vậy, Viện kiểm sát cho rằng cần giải quyết theo quy định pháp luật về giao dịch vô hiệu. Ông Chu Lập Cơ (chồng bà Trương Mỹ Lan) tại phiên tòa ẢNH: DUY ANH Bà Trương Mỹ Lan “quay xe” để giúp cháu gái Trương Huệ Vân
RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==