14 n Thứ Sáu n Ngày 22/3/2024 XÃ HỘI SỤT GIẢM 12 KG SAU NGỘ ĐỘC Cuối tháng 11/2023, ông Bạch Đình Nga (59 tuổi, trú TP Hà Tĩnh) đến dự tiệc đám cưới người quen tại xã Thạch Lạc (huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh). Sau bữa tiệc, nhóm 6 người đàn ông ngồi cùng mâm đều có triệu chứng đau bụng, nôn ói. Họ được đưa đến bệnh viện cấp cứu và được chẩn đoán ngộ độc thực phẩm từ món nộm sứa trên bàn tiệc. Những bệnh nhân này sau đó được nhân viên y tế truyền nước, rửa dạ dày và bù điện giải để sớm hồi phục. Tuy nhiên, ông Nga cùng 2 bệnh nhân khác bị chuyển biến nặng hơn và được chuyển ra Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) điều trị. “Hơn 1 tháng nằm viện với đủ các thứ thuốc vào người, tôi mới dần bình phục. Sau đợt điều trị, tôi bị giảm sút mất 12 kg, sức khỏe yếu dần, cơ thể gầy gò, đến mức nhiều người khó nhận ra. Ăn miếng cơm, uống miếng canh cũng chẳng thấy ngon lành gì nữa”, ông Nga chia sẻ. Người đàn ông 59 tuổi còn ám ảnh quá trình điều trị ngộ độc thực phẩm, ông bị biến chứng các bệnh về chức năng gan nên việc điều trị đã dài lại phải kéo dài thêm. Ôm đứa con 3 tuổi vào lòng, chị Nguyễn Thị Minh (32 tuổi, trú huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) xót xa khi nhìn con xanh xao, gầy yếu. Chị không dám nhớ lại khoảng thời gian chăm sóc con tại bệnh viện do ngộ độc thực phẩm. “Đầu tháng 3 vừa qua, sau buổi học ở trường, con trai 3 tuổi của chị được người thân đón về. Dọc đường, bé được người lớn mua vài gói kẹo có dòng chữ nước ngoài với màu sắc bắt mắt. Sau khoảng 1 giờ sử dụng, bé nôn ói, đau đầu, đau bụng... phải nhập viện cấp cứu. Bác sĩ chẩn đoán bé bị ngộ độc thực phẩm và tiến hành bù nước, đẩy độc tố ra ngoài. 3 ngày điều trị, bé được xuất viện về nhà với thân hình teo tóp, đôi mắt thâm quầng vì chống chọi với độc tố do ngộ độc gây ra”, chị Minh ngấn nước mắt nói. Đã 3 lần phải nhập viện để điều trị vì bị ngộ độc thực phẩm, giờ đây chị Nguyễn Thị Huyền (SN 1992, trú xóm 13, xã Quỳnh Thạch, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) đã không còn dám ăn “bừa” những thứ được bày bán rẻ dọc đường. Mỗi lần ra chợ mua thực phẩm, chị đều chọn những cửa hàng quen hoặc cơ sở bán sản phẩm uy tín để mua. “Tôi từng 3 lần bị ngộ độc thực phẩm. Lần thì ăn dứa, lần thì ăn dưa hấu, lần thì mua thịt để về nấu. Ăn xong khoảng vài tiếng thì người bắt đầu thấy đau bụng âm ỉ, cồn cào. Người toát mồ hôi, mệt lả, khó thở rồi nôn và đi ngoài. May những lần đó người thân phát hiện kịp thời nên đưa đến viện để cấp cứu. Phải mất gần 1 tuần nằm điều trị ở bệnh viện thì mới được về. Sức khỏe bị giảm sút hẳn. Qua những lần “thập tử nhất sinh”, tôi không thể chủ quan với tính mạng mình, không thể hám rẻ mà tùy tiện mua thực phẩm bên lề đường”, chị Huyền cho biết. Hơn 1 năm qua, chị Nguyễn Thị Thuân (SN 1973, trú huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) phải bỏ việc để ở nhà chăm người chồng bị hôn mê bất tỉnh sau vụ ngộ độc xảy ra vào ngày 13/2/2023 tại nhà một người dân ở xã Quỳnh Thạch (huyện Quỳnh Lưu). Chị Thuân kể, sau buổi làm thợ xây, chồng chị Thuân là anh Nguyễn Văn Sỹ (SN 1970) cùng 4 người khác ăn uống nhưng không may, cả 5 người bị ngộ độc. Thời gian qua, chị Thuân phải đưa chồng đi cầu cứu khắp các bệnh viện lớn, nhỏ từ tỉnh đến trung ương. Do bị ngộ độc quá nặng, anh Sỹ nằm một chỗ ở nhà, mọi sinh hoạt đều do vợ và người thân chăm sóc. “Giờ tôi phải ở nhà, chăm chồng 24/24h. Chồng nằm một chỗ nên mình còn phải thuê thêm người về bóp tay chân cho chồng, chứ nằm một chỗ không vận động tay, chân sẽ bị teo hết. Chồng cứ hôn mê, không biết khi nào mới tỉnh. Nhìn anh mà tôi chỉ biết khóc, tôi khổ thế nào cũng chịu được nhưng thương chồng, thương con”, nói đoạn, chị Thuân lại nắm lấy tay chồng áp vào má mình như muốn truyền hơi ấm, động lực cho chồng vượt qua cơn hiểm nghèo. Giọt nước mắt của chị khiến ai cũng ngậm ngùi. Sau khi chồng bị ngộ độc giờ đây chị Thuân luôn đề phòng và cảnh giác, đồng thời căn dặn các con phải ăn chín uống sôi, lựa chọn thực phẩm đảm bảo để ăn và đặc biệt là phải tự mình nấu chứ không ăn đồ lạ hay ăn đồ được chế biến sẵn ngoài đường, ngoài chợ nữa. Bác sỹ Bùi Tiến Hoàn - Phó khoa Virus Ký sinh trùng Trung tâm Bệnh nhiệt đới Bệnh viện đa khoa tỉnh Nghệ An cho biết, ngộ độc thực phẩm là tình trạng người bệnh bị trúng độc do ăn uống phải thức ăn bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc hoặc các thực phẩm bị biến chất, ôi thiu, vượt quá liều lượng cho phép các chất bảo quản, chất phụ gia… Hầu hết bắt nguồn từ vi khuẩn, ký sinh trùng hoặc virus. Những trường hợp ngộ độc thực phẩm thường có các biểu hiện rõ rệt và dễ dàng nhận biết như: Buồn nôn và nôn, đau bụng, sốt, tiêu chảy nhiều lần, vã mồ hôi liên tục, mạch nhanh, thở nhanh, đau cơ. Những trường hợp bị ngộ độc nhẹ có thể khỏe sau vài ngày nhưng ở mức độ nghiêm trọng mà không được xử trí nhanh và đúng cách thì sức khỏe có thể phải đối mặt với nhiều nguy cơ, thậm chí tử vong. Chia sẻ về cách xử trí sơ cứu khi bị ngộ độc thực phẩm, bác sỹ Bùi Tiến Hoàn cho hay, khi người dân bị ngộ độc thực phẩm cần phải bù nước cho người bệnh bằng dung dịch Orezol pha đúng tỷ lệ được chỉ dẫn. Sau khi thực hiện sơ cứu, cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị để đảm bảo an toàn. Nếu người bệnh có biểu hiện ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng như rối loạn ý thức, co giật, suy hô hấp thì cần được đưa đến bệnh viện để cấp cứu ngay. Các bác sỹ đưa ra khuyến cáo, người dân cần chú trọng đến những thực phẩm mình sử dụng hằng ngày để tránh xảy ra tình trạng ngộ độc. Theo đó quan trọng nhất là ý thức của người dân, cần ăn chín, uống sôi, cần chọn những cửa hàng cung cấp thực phẩm đã được cấp giấy chứng nhận đảm bảo an toàn, có nguồn gốc rõ ràng. Tuyệt đối không ăn thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, không ăn thực phẩm có biểu hiện chuyển màu, mùi vị lạ… PV BAN NGHỆ AN Ông Nguyễn Tấn Hải, Trưởng ban quản lý an toàn thực phẩm (BQL ATTP) TP Đà Nẵng cho hay, BQL đã chỉ đạo các đơn vị chức năng tuyên truyền, đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra việc đảm bảo ATTP trên địa bàn. Đồng thời phối hợp với Sở Du lịch Đà Nẵng mở các lớp tập huấn, nâng cao kỹ năng đảm bảo ATTP cho các cơ sở lưu trú, nhà hàng… khi mùa du lịch đang tới gần. “Hai khu vực trọng điểm về du lịch, thu hút đông đảo du khách nhất là quận Sơn Trà và Hải Châu nên trước mắt sẽ thực hiện ở hai nơi này”, ông nói. Ông Hải cho biết thêm, chợ Cồn và chợ Hàn ở trung tâm thành phố chuyên bán thực phẩm đóng gói sẵn cho du khách nên BQL thường xuyên có các đợt thanh tra, kiểm tra, nhắc nhở tiểu thương nâng cao ý thức, trách nhiệm giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm. Theo ông Hải, mùa nắng nóng tới gần cũng là thời điểm mà các loại thực phẩm bày bán ở ngoài đường dễ bị hư hỏng, sinh độc tố, nhiễm khuẩn…. Ngoài sự vào cuộc của BQL trong việc đảm bảo ATTP, người dân và du khách cũng phải lưu ý lựa chọn các món ăn an toàn. THANH TRẦN ĐÀ NẴNG: Đặc biệt chú trọng an toàn thực phẩm khu vực trọng điểm du lịch VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM: SOS Tại Nghệ An và Hà Tĩnh hầu hết những người bị ngộ độc trước đó đều đã ăn những thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, thực phẩm có biểu hiện chuyển màu, mùi vị lạ… Qua những lần “thập tử nhất sinh”, họ bị ám ảnh và cảm thấy sợ hãi mỗi khi ăn uống. Chị Nguyễn Thị Minh (32 tuổi, trú huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) cho biết, chị không nghĩ những viên kẹo, gói bánh bán tràn lan trước cổng trường lại nguy hiểm đến vậy. Nhìn con suốt đêm nôn ói, quấy khóc, tôi không còn đủ bình tĩnh. Tôi lo lắng khi thị trường trôi nổi nhiều thực phẩm lạ, không đảm bảo vệ sinh, có thể gây ngộ độc cho người dân, nhất là trẻ nhỏ và người lớn tuổi. Hải sản, trái cây, bánh kẹo đóng gói sẵn thu hút du khách tại chợ Hàn ẢNH: THANH TRẦN Anh Nguyễn Văn Sỹ (SN 1970, trú tại huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) đang điều trị hơn 1 năm nay tại bệnh viện do bị ngộ độc Nhiều loại kẹo có dòng chữ nước ngoài với màu sắc bắt mắt nhưng không có nguồn gốc xuất xứ, được bày bán nhiều tại các cổng trường học Bài 1: Nỗi ám ảnh của người trong cuộc
RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==