Doanh nghiệp - Phát triển 13 Xà HỘI n Thứ Sáu n Ngày 22/3/2024 Hưởng ứng Ngày cao điểm tình nguyện chung tay xây dựng nông thôn mới và Ngày chủ nhật xanh toàn quốc lần thứ nhất năm 2024, thiết thực tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2024), ngày 17/3, các Đoàn cơ sở Agribank đã ra quân trong Ngày cao điểm tình nguyện chung tay xây dựng nông thôn mới và Ngày chủ nhật xanh với sự tham gia của đông đảo đoàn viên thanh niên trên toàn hệ thống. Các hoạt động cao điểm diÆn ra đồng loạt trong Ngày chủ nhật xanh toàn quốc lần IV tập trung vào các phần việc: phân loại; cùng tham gia các hoạt động vệ sinh môi trường, dọn dẹp, làm sạch bãi biển, trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh xung quanh đơn vị; tuyên truyÃn để phân loại rác tại nguồn; phát động hạn chế rác thải nhựa; đổi rác lấy quà; tổ chức triển khai, khởi công, xây dựng và bàn giao các công trình, mô hình thanh niên... “Ngày Chủ nhật xanh” không đơn thuần tạo phong trào để các đoàn viên, thanh niên thu dọn rác thải, vệ sinh môi trường, mà mục tiêu hướng đến là nâng cao hơn ý thức của người dân, từ đó từng bước xây dựng, hình thành nếp sống văn minh, có trách nhiệm hơn với môi trường của mỗi cá nhân trong cộng đồng. TIẾP NỐI NHỮNG CHƯƠNG TRÌNH NHÂN VĂN NhiÃu hoạt động của tổ chức Đoàn cơ sở trên toàn hệ thống đã tạo dấu ấn tốt đẹp trong đời sống xã hội, thể hiện rõ vai trò của thanh niên Agribank trong các hoạt động vì cộng đồng. Phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện của thanh niên trong xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, Đoàn thanh niên Văn phòng đại diện miÃn Trung xây dựng tuyến đường kiểu mẫu trên địa bàn xã Hòa Phong (huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng) với 70 cây ban hoàng hậu dọc tuyến đường vào bia chiến tích trung đội nữ Lê Thị Hồng Gấm. Tại Sóc Trăng, Đoàn thanh niên Agribank Chi nhánh Sóc Trăng cũng thực hiện trồng 100 cây kèn hồng tạo nên tuyến đường hoa làm điểm mô hình tham gia xây dựng nông thôn mới tại xã An Thạnh Nhì (huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng). Những con đường từ trơ trọi cây xanh, cỏ mọc um tùm đã được "thay da đổi thịt" trở nên xanh-sạch-đẹp với hàng hoa rực rỡ. Xây dựng tuyến đường thanh niên kiểu mẫu tại các địa phương là một nội dung phát động phong trào tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn thôn mới, đô thị văn minh. Cũng trong Tháng thanh niên, nhằm nâng cao nhận thức, bồi đắp lý tưởng và chủ quyÃn lãnh thổ, biên giới quốc gia cho hội viên thanh niên, phát huy vai trò tuổi trẻ chăm lo cán bộ, chiến sỹ, nhân dân và thanh thiếu nhi tại các địa bàn giáp biên giới hải đảo, Đoàn thanh niên cơ sở Agribank Chi nhánh Bình Dương trao tặng Công trình thanh niên “Thắp sáng biên cương" gồm 20 bóng đèn điện năng lượng 400W, kéo dài 400m đường biên phòng Sêrêpốk, địa bàn biên giới Krong Na (huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk). Công trình là một hoạt động thiết thực, ý nghĩa của đoàn viên, thanh niên nhằm hỗ trợ cuộc sống của bà con, lan tỏa hành động đẹp trong cộng đồng, góp sức vào sự phát triển của địa phương. Bên cạnh đó, tuổi trẻ Agribank còn thực hiện nhiÃu hoạt động an sinh xã hội, chung tay hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với chính quyÃn và nhân dân như: chương trình "Tủ quần áo 0 đồng" tại trường tiểu học NguyÆn Thị Minh Khai và khám cấp thuốc miÆn phí tại huyện Buôn Đôn (tỉnh Đắk Lắk); hỗ trợ chương trình "Vườn ươm thanh niên",... đã được các đoàn cơ sở hưởng ứng và tổ chức tại nhiÃu nơi trên cả nước. Ngày Chủ nhật xanh đã trở thành phong trào sôi nổi, rộng khắp trong đoàn viên thanh niên Agribank, góp phần thực hiện có hiệu quả phong trào tuổi trẻ chung tay giữ gìn môi trường. Với các hoạt động cụ thể, thiết thực, Tuổi trẻ Agribank đã nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, vì một cộng đồng “xanh, sạch, đẹp” cũng như lan tỏa hành động tích cực vì cộng đồng. PV Tuổi trẻ Agribank ra quân Ngày chủ nhật xanh 2024 Các Đoàn cơ sở trên toàn hệ thống đã tích cực hưởng ứng và triển khai nhiều hoạt động tình nguyện tại địa phương, đơn vị góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, chỉ tiêu và chủ đề Tháng thanh niên 2024. Các Đoàn cơ sở Agribank đồng loạt ra quân trong Ngày chủ nhật xanh Công trình thanh niên thể hiện tinh thần xung kích, tình nguyện của các đoàn viên Agribank Vay mua nhà lãi suất từ 5%/năm tại BIDV Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đang triển khai gói vay vốn nhà ở với lãi suất hấp dẫn nhất thị trường chỉ từ 5%/năm, thời gian vay tới 30 năm, hạn mức tối đa 100% nhu cầu vốn. Với mong muốn hỗ trợ khách hàng tiếp cận nguồn vốn vay phù hợp, từ nay đến 30/6/2024, BIDV triển khai gói vay vốn phục vụ nhu cầu nhà ở hoặc vay trả nợ trước hạn khoản vay nhà ở tại ngân hàng khác với chính sách lãi suất siêu hấp dẫn áp dụng tại địa bàn Hà Nội và TP Hồ Chí Minh: Lãi suất cho vay tối thiểu Thời gian vay tối thiểu Tối thiểu 5%/năm trong 06 tháng đầu tiên kể từ thời điểm giải ngân lần đầu. 36 tháng Tối thiểu 5.5%/năm trong 12 tháng đầu tiên kể từ thời điểm giải ngân lần đầu. 60 tháng Với các khách hàng tại địa bàn ngoài Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, mức lãi suất cho vay mua nhà tối thiểu cố định từ 6% áp dụng trong 24 tháng đầu tiên hoặc 7% trong 36 tháng. Lãi suất sau thời gian ưu đãi áp dụng theo chính sách của BIDV theo từng thời kỳ. Thời gian vay lên tới 30 năm, hạn mức vay tối đa 100% tổng nhu cầu vốn, khách hàng hoàn toàn an tâm lên kế hoạch cho việc vay vốn để sở hữu căn nhà cho riêng mình. PV Ngày 21/3, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tổ chức hội nghị công bố quy hoạch và kế hoạch, chính sách, giải pháp thực hiện quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 20212030, tầm nhìn 2050. Bên là hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT NguyÆn Hoàng Hiệp cho biết, hiện các dòng sông lớn ở nước ta đÃu có tình trạng chung là “tụt” đáy do ở thượng nguồn nhiÃu công trình thủy điện, hồ chứa… mọc lên; tình trạng khai thác cát thiếu kiểm soát, dẫn đến lòng dẫn bị hạ xuống. Trong đó, sống ở Đồng bằng sông Hồng bị ảnh hưởng nhiÃu nhất, tiếp đến là khu vực Bắc Trung bộ, Nam Trung bộ và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Đối với sông Hồng, theo ông Hiệp, lòng dẫn ngày càng có nguy cơ bị hạ thấp. Cách đây 10 năm, các hồ thủy điện ở miÃn Bắc chỉ cần xả khoảng 1-2 tỷ m3 là đủ nước tưới cho vụ Đông Xuân. Nhưng đến nay, do lòng sông Hồng bị hạ thấp nên gần như các trạm bơm không lấy được nước. Theo ông Hiệp, đây là vấn đà rất lớn, không chỉ xảy ra riêng với sông Hồng mà nhiÃu dòng sông khác trên cả nước đÃu rơi vào tình trạng này, do đó cần nghiên cứu các giải pháp để nâng cao đáy sông lên. Nếu không nâng được đáy sông thì phải nâng mực nước lên. Lãnh đạo Bộ NN&PTNT cho biết, hiện Bộ NN&PTNT đã nghiên cứu và nghiệm thu, đà nghị UBND TP Hà Nội phối hợp đầu tư, xây dựng 2 đập dâng lớn trên sông Hồng. Tuy nhiên, khi làm đập dâng sẽ không tránh khỏi những ảnh hưởng phụ khác như làm dòng chảy thay đổi, kéo theo một loạt vấn đà môi trường, tác động tới hệ sinh thái, sinh vật, chất lượng nước… “Mặc dù có những mặt trái và tác động, nhưng chúng ta không thể không làm. Việc xây đập trên sông Hồng không phải chỉ để phục vụ sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng, mà việc xây đập sông Hồng còn đảm bảo môi trường nước cho Hà Nội và các khu vực xung quanh”, ông Hiệp chia sẻ. Theo ông Hiệp, “việc này là rất quan trọng bởi muốn các dòng sông sống lại như xưa thì phải xây dựng đập dâng sông Hồng. Cùng với đó, trong Quy hoạch Hà Nội đã phê duyệt quy hoạch thành phố hai bên sông, nên không thể xây dựng thành phố hai bên sông mà nhìn mãi không thấy sông, thấy nước”, ông Hiệp nói. Lãnh đạo Bộ NN&PTNT cho biết thêm, để thực hiện ý tưởng xây dựng đập dâng sông Hồng, Bộ NN&PTNT đã giao cho Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam nghiên cứu một đà tài cấp Nhà nước và đã nghiệm thu vào năm 2020. Trong Quy hoạch thủy lợi và phòng chống thiên tai quốc gia, Thủ tướng cũng đã đồng ý đưa vào để triển khai. “Chúng tôi đang dự kiến cùng UBND TP Hà Nội nghiên cứu để đưa dự án đập dâng sông Hồng vào thực hiện. Theo đà xuất, sẽ xây dựng trước hai đập dâng tại khu vực Xuân Quan (Văn Giang- Hưng Yên) và tại khu vực cống Long Tửu (Đông Anh - Hà Nội), dự kiến khởi công vào giai đoạn 2026-2030”, ông Hiệp cho hay. DƯƠNG HƯNG Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) cho biết, đã đề nghị UBND TP Hà Nội phối hợp đầu tư, xây dựng 2 đập dâng lớn trên sông Hồng. Dù việc xây đập có những “tác dụng phụ” nhưng khi nước sông Hồng dâng lên thì sông Nhuệ, sông Đáy cũng sẽ trở lại dòng chảy tự nhiên như xưa. Thậm chí có thể bổ cập nước cho những dòng sông “chết” như sông Tô Lịch. Đề xuất xây 2 đập dâng lớn trên sông Hồng Bộ NN&PTNT cho biết, dự kiến sẽ xây dựng 2 đập dâng trên sông Hồng tại khu vực Xuân Quan (Văn Giang - Hưng Yên) và tại khu vực cống Long Tửu (Đông Anh - Hà Nội) Cũng theo ông Hiệp, hiện nguồn nước ở lưu vực sông Đồng Nai đang thiếu trầm trọng. Dù lưu vực sông Đồng Nai đã có hồ thủy lợi Dầu Tiếng, Phước Hòa nhưng TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai… đang thiếu 5 tỷ m3 nước mỗi năm. Đây là vấn đề rất quan trọng và trong quy hoạch thủy lợi sắp tới, bộ vẫn tiếp tục nghiên cứu, tính toán các giải pháp để dẫn nước từ sông Bé qua hệ thống thủy lợi Phước Hòa về cho khu vực TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai.
RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==