Tiền Phong số 82

XÃ HỘI 15 n Thứ Sáu n Ngày 22/3/2024 Bệnh viện Bạch Mai vừa tiếp nhận trường hợp bệnh nhân B.X.T (51 tuổi, ở Hà Nội) bị đau nhức cơ vùng đùi sau khi ăn một loại kẹo có tên “Kẹo sâm Hamer Ginseng & Coffee” để tăng khoái cảm. Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau mỏi nhiều ở vùng đùi 2 bên, nóng đỏ và chảy dịch. Tại bệnh viện kết quả xét nghiệm cho thấy, loại kẹo này có chứa Tadalafil - một loại thuốc được dùng để chữa rối loạn cương dương. Bác sĩ, TS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, thuốc Tadalafil đã được trộn vào trong loại “Kẹo sâm Hamer Ginseng & Coffee”, sau đó bán dưới dạng thực phẩm chức năng tăng cường sinh lực nam giới (thuộc nhóm thuốc ức chế men PDE-5). Đây là loại kẹo được bán rất nhiều trên thị trường dưới mác hàng “xách tay”. “Triệu chứng khi bị ngộ độc thuốc ức chế men PDE-5 bao gồm hạ huyết áp, nhịp tim nhanh, nhồi máu cơ tim; chóng mặt, nhức đầu, buồn ngủ; ảnh hưởng thị giác…”, TS Nguyễn Trung Nguyên cho biết. Bác sĩ Nguyên thông tin thêm: “Hiện nay, trên thị trường có đa dạng các mặt hàng thực phẩm bảo vệ sức khỏe khác nhau để người dùng lựa chọn nhưng trong quá trình sử dụng, khách hàng vẫn có những hiểu lầm về sản phẩm này dẫn đến những hậu quả đáng tiếc”. Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, thời gian gần đây Cục liên tục phát hiện, xử phạt các hành vi như sản xuất ma túy dưới lớp vỏ bọc là thực phẩm bảo vệ sức khỏe; thực phẩm bảo vệ sức khỏe quảng cáo không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (GMP); không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; sử dụng chất cấm sử dụng trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe… Cục đã phát hiện 6 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe quảng cáo không đúng bản chất, lừa dối người tiêu dùng, vi phạm quy định pháp luật về quảng cáo gồm: Hapanix, Hạ Đường Tâm An, Ích Tâm Đường, Diagood, Nano Fast và Hạ đường Tâm an. Tại cuộc kiểm tra đột xuất mới đây do Cục An toàn thực phẩm phối hợp với Công an thành phố Hà Nội thực hiện tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Capital phát hiện vi phạm buộc thu hồi sản phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm thông tin trên nhãn ghi: VIP MEN công dụng: hỗ trợ bổ thận, tráng dương, giúp tăng cường sinh lực… Đây chỉ là một trong số hàng trăm doanh nghiệp vi phạm bị Cục An toàn thực phẩm xử lí. SẼ CÓ QUY CHẾ, BAO GIỜ? Theo Cục An toàn thực phẩm, người tiêu dùng tránh mua sản phẩm thực phẩm chức năng/thực phẩm bảo vệ sức khỏe không rõ nguồn gốc, không qua kiểm soát (như hàng xách tay), quảng cáo và bán trên các trang web, mạng xã hội hoặc được tư vấn qua điện thoại. Ngoài ra cần cảnh giác với việc sử dụng hình ảnh bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế để quảng cáo về tác dụng chữa được bệnh, điều trị bệnh hay hình thức thư cảm ơn của người bệnh, diễn viên, người nổi tiếng về sản phẩm chữa được bệnh, khỏi bệnh. Đây là các quảng cáo vi phạm quy định pháp luật, thổi phồng công dụng, lừa dối người tiêu dùng. Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, PGS.TS Nguyễn Thanh Phong khuyến cáo: “Trước khi mua sản phẩm thực phẩm chức năng/thực phẩm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng cần tìm hiểu thông tin về sản phẩm (như thành phần, công dụng, đối tượng sử dụng, các cảnh báo sức khỏe) để chắc chắn lựa chọn được sản phẩm phù hợp với nhu cầu và tình trạng sức khỏe của bản thân”. Mới đây Cục An toàn thực phẩm phối hợp với Bộ An toàn thực phẩm và dược phẩm Hàn Quốc (MFDS) vừa tổ chức Lễ công bố Hệ thống quản trị an toàn thực phẩm tại Việt Nam, thuộc dự án ODA “Củng cố và thiết lập hệ thống quản trị an toàn thực phẩm tại Việt Nam”. Hệ thống này được xây dựng nhằm thống nhất thông tin an toàn thực phẩm trên quy mô toàn quốc và sẽ quản lí dữ liệu tập trung, cập nhật theo thời gian thực, phân loại và công bố thông tin về an toàn thực phẩm, giúp người dân dễ dàng tra cứu thông tin về nguồn gốc xuất xứ và sản phẩm an toàn. Ông Nguyễn Thanh Phong cũng cho biết, Cục An toàn thực phẩm sẽ có quy chế thực hiện truy cập hệ thống này hằng ngày, hằng giờ để tiếp nhận thông tin. HÀ MINH Gần đây các cơ sở y tế đã tiếp nhận nhiều trường hợp ngộ độc nghiêm trọng do sử dụng các loại thực phẩm bảo vệ sức khoẻ chứa chất cấm, chất nguy hiểm. Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đưa ra những cảnh báo để người dân phòng tránh ngộ độc, ảnh hưởng sức khỏe. Điều trị bệnh nhân ngộ độc thực phẩm tại Trung tâm Chống độc (BV Bạch Mai) Đại diện Bộ Y tế có văn bản đề nghị các địa phương cần tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn các cơ sở dịch vụ ăn uống đảm bảo vệ sinh, điều kiện an toàn thực phẩm, thực hiện nghiêm việc quản lí nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm, kiểm thực ba bước, lưu mẫu thực phẩm và vệ sinh trong các khâu chế biến. Vụ ngộ độc do ăn bánh mì Phượng ở Hội An xảy ra tháng 9/2023 khiến cơ sở này bị đình chỉ hoạt động 3 tháng, nhận mức phạt 96 triệu đồng, bồi thường chi phí cho nạn nhân… Về vụ ngộ độc thực phẩm này, theo kết luận của Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm Quảng Nam, khoảng 3.600 người ăn bánh mì Phượng ở Hội An trong hai ngày 11-12/9, trong đó có 313 người bị ngộ độc, 273 ca phải nhập viện. Chia sẻ với phóng viên sau sự cố, bà Trương Thị Phượng - chủ cơ sở Bánh mì Phượng Hội An nói rằng, đó là một bài học và “sự rủi ro đã phải trả giá quá đắt”. Chủ quán bánh mì Phượng thừa nhận đây là sơ suất của quán trong quy trình kiểm soát nhập nguyên liệu đầu vào, cũng như chưa đảm bảo chất lượng trước khi đưa đến tay người dùng. Bà chủ thương hiệu bánh mì này cũng đã viết thư xin lỗi khách hàng. Sau 3 tháng bị đình chỉ hoạt động, ngày 3/1/2024 cơ sở này hoạt động trở lại. Tuy nhiên, thời gian đầu tiệm hoạt động trở lại thì khách hàng khá dè chừng, không còn cảnh xếp hàng mua như trước. Ông Nguyễn Văn Lanh, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hội An cho hay, vụ ngộ độc thực phẩm do ăn bánh mì Phượng là sự cố nhưng cũng là hồi chuông cảnh tỉnh về an toàn vệ sinh thực phẩm. “Hiện nay, cơ sở bánh mì Phượng đã hoạt động trở lại, chủ cửa hàng cũng đã có bài học xương máu của họ và cũng là lời cảnh tỉnh về công tác đảm bảo vệ sinh ATTP. Thành phố cũng siết chặt hơn, làm tốt, làm kĩ từng khâu để du khách đến Hội An thực sự yên tâm”, ông Lanh nói. Theo ông Lanh, Hội An là thành phố du lịch, hơn thế đặc trưng ẩm thực truyền thống, ẩm thực đường phố vốn rất hấp dẫn du khách chính vì vậy luôn đặt vấn đề đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm lên hàng đầu để không những là điểm đến hấp dẫn mà còn là điểm đến an toàn. “Dù lâu nay Hội An làm rất tốt công tác về vệ sinh an toàn thực phẩm, bản tính của người Hội An cũng rất kỹ trong kinh doanh tuy nhiên vấn đề này không thể lơ là”, ông Lanh nói và cho hay, thành phố đã kiện toàn lại Ban chỉ đạo đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trực tiếp do Phó Chủ tịch thành phố làm trưởng ban, thành lập đội phản ứng nhanh khi xảy ra các sự cố về vệ sinh an toàn thực phẩm; tất cả doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh ẩm thực đều kí kết đảm bảo an toàn vệ sinh an toàn thực phẩm cùng với đó đội thanh tra cũng được tăng cường song song với việc tuyên truyền thường xuyên tới người dân, du khách… HOÀI VĂN Vụ ngộ độc bánh mì Phượng ở Hội An là bài học xương máu Bánh mì Phượng ở Hội An mở bán trở lại sau 3 tháng bị đình chỉ vì để xảy ra vụ ngộ độc khiến hơn 300 khách hàng nhập viện Coi chừng thực phẩm chức năng chứa chất cấm

RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==